Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/1/2025 | 6:56:00 PM

Trong lời ngỏ của tập thơ thứ 8 - Bóng tình, Nhà thơ, nhà báo Phạm Quốc Cường nói một cách triết lý: Có 3 nhân tố quan trọng, đó là Thiên - Địa - Nhân (Trời, Đất, Người) đã có sự giao thoa từ ngàn năm này, để rồi chính họ - con người đã tô điểm thêm cho sự sống, cho tình cảm, tình yêu bất tận...

'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ.
'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ.

Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ.

Khi nói về Tình yêu - Tác giả luôn cho ra đời những câu từ chân thật và rất đời, có yêu, có thương, có hận... nhưng hơn cả là trách nhiệm, sự gửi gắm trong đó: "... vàng thau em hãy giữ", chỉ đọc một câu này thôi, người đọc hay ai đó cảm nhận được sẽ hiểu được tình ý lời dặn của chủ thơ là biết trân quý những gì đã qua, nhớ giữ những điều tốt đẹp trong mỗi con người.

Ở khía cạnh tình cảm gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước, tác giả tập thơ luôn đặt nặng chữ "tình”. "Tình cha mẹ bao la biển lớn”, "Nhân gian dù có thế nào/ Làm sao tính nổi biển trời mẹ cha”.

Là một người con, Phạm Quốc Cường luôn tự dặn lòng mình phải hiếu thuận, thảo kính cha mẹ, trân trọng tuổi già cha mẹ.

Tác giả tập thơ cũng không bao giờ quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình đó là quê hương xứ Nghệ đậm tình người, có núi Bác Hồ, có dòng sông Lam chảy hiền hòa. Từ yêu quê hương, đến yêu đất nước mình. Ở mỗi nơi anh đi qua, đều thấy đẹp và đáng sống: từ những địa danh gắn với những người anh hùng dân tộc như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An... đến những vùng đất mang giá trị tâm linh như chùa Thầy, các di tích như Hoàng Thành Thăng Long...

Với bạn bè, đồng nghiệp, Phạm Quốc Cường luôn thể hiện một tinh thần "hào sảng”. Có trước có sau, có sự kết giao, hòa đồng, đoàn kết và trách nhiệm. Với những người tiền nhân, tác giả tập thơ 'Bóng Tình' luôn tôn quý, học hỏi và lễ nghĩa.

Tác giả cũng đã tri ân và có nghĩa cử trân quý các thầy cô giáo nhiều thế hệ trên tất cả các mặt trận trong cuộc sống, những người đã chỉ dạy, nâng đỡ từng bước để Phạm Quốc Cường trưởng thành và vững chãi hơn: "Thuyền bơi sóng nước mênh mông/ Không bằng con chữ thầy cô để đời/ Lời thơ em chép ra đây/ Lòng thành tôn tỏ đến cô với thầy".

Cùng góp sức với tác giả trong 'Bóng Tình' có thêm Lê Hùng Mạnh, Nguyễn Tiến Sơn (Cao Sơn) và Lê Thị Thu Huyền. Cả 3 cây bút trẻ đã mang những hơi thở cuộc sống, thêm những sắc màu trong nhiều con chữ tươi đẹp, làm cho tập thơ thêm đầy đặn và lan tỏa tình cảm, tình yêu thương cha mẹ, yêu thương các thành viên trong gia đình và đặc biệt là tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước - đất nước Việt Nam, một đất nước anh hùng đang cùng nhau đồng lòng đoàn kết bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Phần giới thiệu về tác giả tham gia triển lãm - Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ Trang.

Mỗi tác phẩm ảnh về miền đất mộng mơ Đà Lạt, Lâm Đồng của nhà báo, nhiếp ảnh gia Võ Trang đều thể hiện những dòng suy tưởng, tư duy sáng tác và cảm hứng riêng biệt; bởi vậy, nó tự cất lên những phát ngôn hữu dụng và lan tỏa đến công chúng thưởng lãm những cảm xúc và sự rung cảm thẩm mỹ đặc biệt.

Nhà báo Trần Thanh Hải (Trần Hải) – Báo Nhân Dân.

Đối với mỗi người làm báo theo lĩnh vực ảnh báo chí, để bắt trọn những khoảnh khắc chân thực nhất, họ phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó kinh nghiệm luôn là “ông thầy” quan trọng trong suốt hành trình. Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Thanh Hải (Trần Hải) – Báo Nhân Dân, người đã dành gần 40 năm sự nghiệp để tạo nên những khoảnh khắc báo chí đẹp nhất và cũng là một trong những “tay máy” gắn bó với giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” của Báo Nhà báo & Công luận suốt nhiều năm qua.

Tác giả Trần Việt Hoàng đang là học viên Trường Sĩ quan Chính trị.

Tác giả Trần Việt Hoàng (sinh năm 2002), học viên Trường Sĩ quan chính trị là một cây bút trẻ đầy tiềm năng của lực lượng quân đội. Mới đây, anh vừa cho ra mắt tập thơ "Ngày chưa sương vội" với những dấu ấn về mỹ cảm, tư duy của một thế hệ mới, vừa kế thừa truyền thống vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Nhà báo Lý Văn Sáu (thứ 4 từ trái qua) chụp hình kỷ niệm với lãnh đạo Báo Khánh Hòa trong một lần đến thăm tòa soạn. (Ảnh tư liệu)

Nhà báo Lý Văn Sáu không chỉ đóng góp cho sự ra đời của một trong những báo Đảng địa phương đầu tiên là Báo Thắng, xây dựng Đài Tiếng nói Nam bộ và Đài Tiếng nói Việt Nam… mà đến nay ông còn truyền đạt lại cách làm báo mang nhiều giá trị thực tiễn, phong phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự