Trong lời ngỏ của tập thơ thứ 8 - Bóng tình, Nhà thơ, nhà báo Phạm Quốc Cường nói một cách triết lý: Có 3 nhân tố quan trọng, đó là Thiên - Địa - Nhân (Trời, Đất, Người) đã có sự giao thoa từ ngàn năm này, để rồi chính họ - con người đã tô điểm thêm cho sự sống, cho tình cảm, tình yêu bất tận...
Mỗi tác phẩm ảnh về miền đất mộng mơ Đà Lạt, Lâm Đồng của nhà báo, nhiếp ảnh gia Võ Trang đều thể hiện những dòng suy tưởng, tư duy sáng tác và cảm hứng riêng biệt; bởi vậy, nó tự cất lên những phát ngôn hữu dụng và lan tỏa đến công chúng thưởng lãm những cảm xúc và sự rung cảm thẩm mỹ đặc biệt.
Đối với mỗi người làm báo theo lĩnh vực ảnh báo chí, để bắt trọn những khoảnh khắc chân thực nhất, họ phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó kinh nghiệm luôn là “ông thầy” quan trọng trong suốt hành trình. Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Thanh Hải (Trần Hải) – Báo Nhân Dân, người đã dành gần 40 năm sự nghiệp để tạo nên những khoảnh khắc báo chí đẹp nhất và cũng là một trong những “tay máy” gắn bó với giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” của Báo Nhà báo & Công luận suốt nhiều năm qua.
Tác giả Trần Việt Hoàng (sinh năm 2002), học viên Trường Sĩ quan chính trị là một cây bút trẻ đầy tiềm năng của lực lượng quân đội. Mới đây, anh vừa cho ra mắt tập thơ "Ngày chưa sương vội" với những dấu ấn về mỹ cảm, tư duy của một thế hệ mới, vừa kế thừa truyền thống vừa không ngừng đổi mới, sáng tạo.
Nhà báo Lý Văn Sáu không chỉ đóng góp cho sự ra đời của một trong những báo Đảng địa phương đầu tiên là Báo Thắng, xây dựng Đài Tiếng nói Nam bộ và Đài Tiếng nói Việt Nam… mà đến nay ông còn truyền đạt lại cách làm báo mang nhiều giá trị thực tiễn, phong phú.
Ngày 22/9, Công ty Cổ phần Sách Thái Hà và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chương trình ra mắt ba cuốn sách "Chuyện của chúng mình", “Tình thơ đối đáp và những lời bình", "Gia đình ta thân yêu" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung.
Khởi đầu với 9 tấn báo giấy từ thời ông cha để lại, đến nay kho sưu tầm của ông Nguyễn Phi Dũng đã lên đến 25 tấn báo in, tương đương 500 nghìn tờ báo. Không chỉ tiếp bước con đường thế hệ trước để lại, ông còn luôn mong muốn thế hệ trẻ sau này hiểu hơn về giá trị của báo chí trong dòng chảy lịch sử.
Trong hồi ký của mình, nhà báo Trần Thu Đông, viết: “Tôi không rõ trên thế giới này có phóng viên mặt trận nào như chúng tôi? Chúng tôi ra trận chủ yếu là cây viết cộng với cái đầu và lòng dũng cảm, ngoài ra chẳng có dụng cụ, máy móc gì trợ giúp”.
Đây là tên cuốn sách vừa mới xuất bản của nhà báo, đại tá Nguyễn Văn Hải – Báo Quân đội Nhân dân. Trong những ngày tháng 7 này, cầm cuốn sách với ý nghĩa và thông điệp tri ân càng thấy sức nặng của nghề viết, đúng như tâm huyết của tác giả: “Tôi viết cuốn sách này nhằm tỏ lòng tri ân các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội đã nối tiếp nhau dày công gây dựng, vun đắp nên truyền thống vinh quang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của Bộ đội Cụ Hồ trong suốt 80 năm qua…”.
Chiêm nghiệm về sự nghiệp gần nửa thế kỷ làm báo, viết văn, nhà báo, nhà văn Trần Gia Thái chia sẻ, báo chí là trách nhiệm, là sự tỉnh táo, còn văn chương là sở thích, là đam mê. Những bài thơ, trang văn của ông được truyền cảm hứng từ cuộc đời và sự nghiệp báo chí của chính mình.
90 tuổi với 98 cuốn sách, dự kiến sẽ dừng lại ở cuốn 101, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân (GS. NGND) Hà Minh Đức quả thực có rất nhiều chuyện để kể, về đời, về nghề, về con người, về cuộc sống. Trong đó, ông rất cởi mở chia sẻ về cuốn hồi ký 3 tập “Thời gian và nhân chứng” - là kết quả của tâm huyết của ông và các cộng sự trong hơn 10 năm, ghi lại hành trình nghề nghiệp, những kinh nghiệm làm báo quý báu, những kỷ niệm đáng nhớ của hơn 40 nhà báo có tên tuổi trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam mà ông gọi đó là “một thế hệ vàng”.
Nhà báo Thái Duy, người để lại cho đời tác phẩm "Sống như Anh" (viết về Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi) nổi tiếng với bút danh Trần Đình Vân đã qua đời vào tối ngày 14/4/2024 tại nhà riêng, hưởng thọ 98 tuổi.
Văn chương trở lại hằng ngày, từng giờ phút trên từng con chữ nhọc nhằn. Không có văn chương, không có được những trang báo thấm đẫm chất văn học. Và đã là chữ nghĩa thì sẽ còn lại mãi mãi…” - nhà văn, nhà báo Như Bình trải lòng.
“Tôi vẫn thấy mình là phóng viên mới toanh cần được trải nghiệm, học hỏi nhiều” là chia sẻ của nhà báo Lục Hương Thu - phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Lào Cai.
Nhà báo lão thành Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách “Theo dấu chân người”. Đây là tác phẩm đầu tiên ông viết ở thể loại du ký, sau khi đã in hàng loạt truyện ngắn, thơ, bút ký...
Nói đến nhà báo Trần Đức Chính - bút danh Lý Sinh Sự, cái tên quen thuộc trong chuyên mục “Nói hay đừng” của Báo Lao Động chắc hẳn các thế hệ bạn đọc khó ai quên.
Vùng núi Giăng Màn nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc địa phận huyện Hương Khê - Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây sinh thành nhiều hào kiệt, chí sỹ yêu nước, một thời căn cứ hoạt động của nghĩa quân Phan Đình Phùng và của phong trào Cần Vương kháng Pháp. Vùng núi có ngọn Giăng Màn cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà giáo tâm huyết với đời, với nghề. Nhà văn Phan Thúy Hà với “Qua khỏi dốc là nhà”; nhà báo Bùi Thanh Liêm với “Mây phủ Giăng Màn”; nhà văn Huyền Dân với “Dòng sông chảy ngược”; nhà báo Triêu Dương với “Khúc hát sông Ngàn”. Và đến lượt nhà báo Thái Văn Ngụ (Thái Ngụ) trình làng “Chuyện đời tôi” (NXB Nghệ An, 8/2023), thêm một cách nhìn về đời và nghề, ngồn ngộn thông tin, báo và văn quyện chặt cùng nhau, bên nhau…
Người thầy để lại ấn tượng nhất trong tôi không chỉ trong những năm học báo chí mà cho đến tận bây giờ là nhà giáo - nhà báo Trần Bá Lạn.
Ở nước ta, báo chí ra đời chậm so với báo chí phương Tây khoảng hơn 2,5 thế kỷ. Vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ XX, những thế hệ nhà báo đầu tiên làm báo trong thời kỳ từ mấy thập niên cuối của thế kỷ XIX đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hầu hết đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, mang theo đi rất nhiều những điều thú vị, nhiều câu chuyện phong phú về một thời làm báo còn sơ khai, đầy bỡ ngỡ nhưng đó là sự mở đường rất đáng trân trọng, đặt nền móng rất quan trọng cho báo chí Việt Nam.
Sự kiện ra mắt phim, trưng bày và tọa đàm: “Thái Duy - Sống và Viết” diễn ra vào ngày 9/8 do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức đã hội tụ nhiều tư liệu sống quý giá về một nhà báo có những nét độc đáo mà trong làng báo không dễ ai có được.
Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn năm nay (2023) đã ở tuổi 93. Các thế hệ học trò và cả một số nhà báo trẻ đều gọi ông là Thầy với sự tin yêu và kính trọng.
Hồi ký "40 năm đi, yêu và viết" đánh dấu hành trình dài cầm bút của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, hướng đến những người yêu thích nghề báo, mê phóng sự...
Theo TTXVN, nhà báo kỳ cựu người Đức Hellmut Kapfenberger vừa ra mắt cuốn sách mới về Việt Nam. Cuốn sách là những ghi chép và hình ảnh chân thực mà tác giả thu thập được về cuộc chiến ở Việt Nam năm 1972, khi ông đang là phóng viên thường trú hãng thông tấn ADN của Cộng hòa dân chủ Đức và báo Nước Đức mới tại Hà Nội.
Cuộc gọi lúc đêm muộn của nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam khiến tôi bàng hoàng: "Cháu ơi! nhà báo Trần Kiên mất rồi!". Đây như một tiếng sét ngang tai đối với tôi và đồng nghiệp tại bảo tàng bởi những kỷ niệm sâu sắc trong quá trình được tiếp xúc và làm việc cùng ông.
Năm 2022, Đại tá, nhà báo lão thành Phạm Phú Bằng, nguyên Trưởng phòng biên tập Văn hóa-Thể thao của Báo Quân đội nhân dân (QĐND) đã bước sang tuổi 94. Sau khi nghỉ hưu, ông có một thời gian dài làm công tác thẩm định, hiệu đính cho một số ấn phẩm của Báo QĐND, nên chúng tôi thường gọi ông là “ông cố vấn”.