Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết có thêm 9 ca mắc mới Covid-19 ở cộng đồng ghi nhận tại Hải Dương (2 ca), Hà Nội (1 ca), Gia Lai (4 ca) và Bình Dương (2 ca).
Sáng 3/2, có thêm 9 ca mắc Covid-19 mới ở cộng đồng
- Cập nhật: Thứ tư, 3/2/2021 | 7:53:30 AM
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 6 giờ ngày 03/02: Việt Nam có tổng cộng 1003 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 310 ca.
- Tính từ 18 giờ ngày 02/02 đến 6 giờ ngày 03/02 có: 9 ca mắc mới (BN1883-1891) là các ca ở cộng đồng tại Gia Lai (4), Hải Dương (2), Bình Dương (2) và Hà Nội (1). Cụ thể:
- Thành phố Hà Nội ghi nhận 01 bệnh nhân (BN1883): 1 F1 của BN1814 liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Tỉnh Hải Dương ghi nhận 02 bệnh nhân (BN1884-1885): là công nhân thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm lần đầu âm tính ngày 28/1.
- Tỉnh Bình Dương ghi nhận 02 bệnh nhân (BN1886-BN1887): 2 F1 của BN1843, BN1801 liên quan ổ dịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Tỉnh Gia Lai ghi nhận 04 bệnh nhân (BN1888-1891): 3 F1 liên quan ổ dịch Công ty POYUN, tỉnh Hải Dương; 1 ca bệnh đang được điều tra dịch tễ.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 27.714, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 227
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.917
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 6.570.
Các tin khác

Sáng 8/5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng” tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"