Trước ngày 31/3, người có chức vụ phải kê khai xong tài sản theo quy định mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/3/2021 | 8:00:15 AM

Xung quanh vấn đề được nhiều người quan tâm về thời hạn kê khai tài sản và công khai tài sản của ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, để triển khai thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Thanh tra Chính phủ cũng đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Công nghệ thông tin.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm trả lời phỏng vấn Cổng TTĐT Chính phủ.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm trả lời phỏng vấn Cổng TTĐT Chính phủ.

Sau khi có Nghị định số 130/2020/ NĐ-CP, nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động, khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức việc kê khai tài sản thu nhập lần đầu, đồng thời tổ chức công khai bản kê khai và nộp bản kê khai tài sản, thu nhập cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định. Bước đầu, Thanh tra Chính phủ đã tiếp nhận bản kê khai của một số cán bộ giữ chức vụ giám đốc sở của một số địa phương.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã báo cáo Hội đồng Bầu cử quốc gia về việc sử dụng mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập phục vụ công tác bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia đã có Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ngày 18/1/2021 hướng dẫn cụ thể về hồ sơ ứng cử và mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập dùng cho hồ sơ ứng cử.

Tuy vậy, theo ông Trần Ngọc Liêm, việc triển khai còn chưa đồng đều, một số nơi khi tổ chức thực hiện còn gặp vướng mắc. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và mới đây có Văn bản số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 đôn đốc, hướng dẫn công tác này. Trong đó, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu xong trước ngày 31/3/2021; bàn giao bản kê khai cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xong trước ngày 30/4/2021 và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Thanh tra Chính phủ chậm nhất là ngày 31/5/2021.

Cũng theo ông Trần Ngọc Liêm, quan điểm của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ là: Các trường hợp kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ phải kiên quyết yêu cầu kê khai lại; lựa chọn hình thức niêm yết hay công bố tại cuộc họp sao cho phù hợp nhất với tính chất tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để bảo đảm bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai rộng rãi, rõ ràng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo đúng quy định. Đối với người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp thì phải công khai theo đúng quy định của pháp luật bầu cử. Việc công khai bản kê khai sẽ góp phần quan trọng để phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, cũng như cung cấp thông tin giúp cử tri xem xét, quyết định lựa chọn người xứng đáng để bầu vào Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo Hà Nội mới

Các tin khác
Phishing là một hình thức lừa đảo qua mạng nhằm đánh cắp thông tin của người dùng.

Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đã cách mạng hóa mọi khía cạnh cuộc sống, từ mua sắm, giao dịch ngân hàng, lái xe, tìm kiếm trên internet, đến sáng tạo và tiêu thụ nội dung cùng nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, AI đang biến các cuộc tấn công lên làn sóng mới, nguy hiểm hơn cho cả đời sống cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Hang Sơn Đoòng được đưa vào khai thác thử nghiệm từ năm 2014. Ảnh: BQL

Du lịch thám hiểm hang Sơn Đoòng hiện được đánh giá là tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách ưa mạo hiểm nhất Việt Nam đã kín chỗ cho cả năm 2025, với giá vé khoảng 72 triệu đồng/người với hành trình 6 ngày, 5 đêm.

Trong năm 2025, du khách ngày càng chú trọng đến các chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh: DL

Du khách Việt và khách du lịch châu Á ngày càng chú trọng đến các chuyến du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm cùng gia đình và khám phá những điểm đến mới lạ.

Báo chí truyền thống đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có khi độc giả ngày càng rời bỏ để tìm kiếm thông tin trên các nền tảng mạng xã hội. (Ảnh: Vietnamhoinhap)

83,3% người Việt Nam sử dụng Internet để đọc báo, nhưng 96,1% lại sử dụng mạng xã hội. Con số này đã nói lên tất cả về sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành truyền thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự