Các tiêu chí đánh giá, công nhận 'Cộng đồng học tập' cấp xã, huyện, tỉnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/12/2023 | 2:17:07 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.

Các em nhỏ đọc sách tại Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ (Quảng Nam). Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN
Các em nhỏ đọc sách tại Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ (Quảng Nam). Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Thông tư này quy định về đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh, bao gồm: Thẩm quyền, mức độ, tiêu chí, điều kiện, quy trình đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan; áp dụng đối với xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận xã đạt "Cộng đồng học tập” cấp xã. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận huyện đạt "Cộng đồng học tập” cấp huyện. Xã/huyện được công nhận "Cộng đồng học tập” theo hai mức độ: mức độ 1 (Khá), mức độ 2 (Tốt). Trong đó, mức độ 1 sau ít nhất 1 năm (12 tháng) kể từ ngày ra quyết định công nhận có thể đề nghị đánh giá, công nhận nâng mức độ 2. Kết quả công nhận được bảo lưu trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tiếp theo năm được công nhận.

Tiêu chí công nhận "Cộng đồng học tập” cấp xã gồm 5 tiêu chí, với 15 chỉ tiêu về: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã; huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương; hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, thư viện công cộng cấp xã, trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã; kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập” cấp xã.

Một số chỉ tiêu cụ thể để đạt "Cộng đồng học tập” cấp xã: Có ít nhất 80% công dân trong xã đạt danh hiệu "Công dân học tập”; Có ít nhất 60% công dân trong xã được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó, có ít nhất 15% công dân trong xã có trình độ đại học trở lên. Đối với xã thuộc vùng khó khăn, có ít nhất 50% công dân trong xã được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật; trong đó, có ít nhất 12% công dân trong xã có trình độ đại học trở lên…

Tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập” cấp huyện gồm 4 tiêu chí, với 13 chỉ tiêu về: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện; huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương; hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp huyện và thư viện công cộng cấp huyện, trung tâm văn hóa, thể thao cấp huyện; tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập” cấp huyện.

Một số chỉ tiêu cụ thể để đạt "Cộng đồng học tập” cấp huyện như: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt "Cộng đồng học tập” cấp xã mức độ 1/mức độ 2; thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng so với năm trước liền kề; tỷ lệ lao động có việc làm của huyện tăng so với năm trước liền kề…

Việc công nhận "Cộng đồng học tập” cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định, theo 2 mức độ: mức độ 1, mức độ 2. Tiêu chí đánh giá, công nhận "Cộng đồng học tập” gồm 4 tiêu chí và 16 chỉ tiêu, liên quan đến: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp tỉnh; huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương; hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục đánh giá, công nhận ở cấp tỉnh và thư viện công cộng cấp tỉnh, bảo tàng tỉnh, Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh; tác dụng của việc xây dựng "Cộng đồng học tập” cấp tỉnh.

Một số chỉ tiêu cụ thể cần đạt như: Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng xã hội học tập; Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt "Cộng đồng học tập” cấp huyện mức độ 1/mức độ 2; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh giảm so với năm trước liền kề; tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng so với năm trước liền kề…

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Hà Nội là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Việt Nam. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Mới đây, báo Tempo (Indonesia) dẫn Việt Nam có tốc độ phục hồi du lịch sau dịch COVID-19 dẫn đầu Đông Nam Á. Để tiếp tục nâng vị thế và kỳ vọng đón 22 - 23 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2025, ngành du lịch cần làm gì?

Khi tin tức đã không còn được xem như thế mạnh, báo chí muốn phát triển cần thay đổi một cách toàn diện.

Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải tái cơ cấu và tái cấu trúc lại. Theo đuổi mô hình “đa dịch vụ” có thể là một gợi ý cho nhiều toà soạn báo chí tại Việt Nam...

Phishing AI đang trở thành mối đe dọa mới khi trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tội phạm mạng.

Sự phát triển của công nghệ và hệ thống tài chính mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro bảo mật ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, từ đánh cắp tiền mã hóa, tấn công email đến phần mềm độc hại, đặt ra mối lo ngại lớn về an ninh tài chính. Theo cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật, nhiều nguy cơ đang đe dọa người dùng cá nhân và doanh nghiệp, đòi hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.

Chương trình Tết Việt - Tết phố không chỉ là cơ hội tìm lại những ký ức đẹp của ngày Tết xưa, mà còn là hoạt động văn hóa để giới thiệu tới bạn bè quốc tế về một Việt Nam giàu bản sắc, thân thiện và hiếu khách. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Nền văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam được phản ánh rõ nét trong ẩm thực, kiến trúc, nghệ thuật và âm nhạc, đó là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, tờ Diario LaR của Uruguay đưa tin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự