Các trường học được tự chọn sách giáo khoa từ ngày 12/2
- Cập nhật: Thứ sáu, 5/1/2024 | 4:20:23 PM
Thông tư về lựa chọn sách giáo khoa trong các trường phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cuối năm 2023 có hiệu lực từ ngày 12/2. Theo đó, hội đồng lựa chọn sách của các trường do hiệu trưởng thành lập. Riêng trường phổ thông có nhiều cấp học thì mỗi cấp một hội đồng.
![]() |
Nhà trường được lựa chọn sách giáo khoa. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
|
Với cách làm này, việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ trở lại như năm 2020 khi cả nước bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Còn từ năm 2021 – 2023, việc lựa chọn sách giáo khoa do UBND tỉnh thành lập. Mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, nhà trường chỉ được đóng góp ý kiến.
Hội đồng chọn sách giáo khoa do trường thành lập gồm: Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu 11 người. Các trường có quy mô dưới 10 lớp thì số lượng thành viên hội đồng tối thiểu 5 người.
Bộ GD&ĐT quy định người đã tham gia biên soạn, xuất bản, tin, phát hành sách giáo khoa và người thân của những người này; người làm ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia hội đồng.
Về quy trình, toàn bộ giáo viên của từng môn sẽ tham gia chọn sách môn học đó. Các thầy cô nghiên cứu các đầu sách, viết phiếu nhận xét, đánh giá. Sau đó, tổ trưởng tổ chuyên môn họp với giáo viên để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn một sách cho mỗi môn. Sách được chọn phải có hơn 50% số giáo viên trở lên bỏ phiếu. Trường hợp không đạt tỷ lệ này, tổ chuyên môn phải thảo luận, phân tích và bỏ phiếu lại. Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không có sách nào được trên một nửa số giáo viên chọn, tổ chuyên môn chọn sách có số phiếu cao nhất trong hai lần. Từ đó, hội đồng của trường thảo luận, đề xuất danh mục với người đứng đầu nhà trường.
Trường lập hồ sơ gửi về Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo. UBND cấp tỉnh phê duyệt danh mục sách giáo khoa của các trường tại địa phương.
Các địa phương, trường học cần có sự lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện tổ chức dạy và học tại các trường.
Trước đây, việc để UBND cấp tỉnh quyết định chọn sách giáo khoa như ba năm qua được cho là tạo ra bất cập, như có thể tạo thế độc quyền về sách giáo khoa ở địa phương hay người dạy và người học chưa thực sự được chọn sách. Đồng thời, việc này dẫn đến tình trạng thiếu khách quan, minh bạch, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường và phụ huynh.
Các tin khác

Công nghệ không chỉ đang thay đổi cách tạo ra nội dung mả cả cách con người tiếp cận tri thức. Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025 diễn ra ngày 24/6, các đại biểu cho rằng trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI), xuất bản số là cơ hội lịch sử để thúc đẩy văn hóa đọc mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối tri thức toàn cầu.

Ngày 17/6, tại Luxembourg, Bộ trưởng Môi trường của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo ít nhất 25% lượng nhựa sử dụng trong xe ô tô mới là từ nguồn tái chế.

Chiều 18/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.