Olympic Paris 2024: Bục trao giải lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel
- Cập nhật: Thứ bảy, 25/5/2024 | 9:54:25 AM
Ngày 23/5, ban tổ chức Thế vận hội (Olympic) và Thế vận hội người khuyết tật (Paralympic) Paris 2024 đã chính thức ra mắt bục vinh quang sử dụng cho các sự kiện trao giải.
![]() |
Thiết kế của bục cũng lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel nổi tiếng với cấu trúc viền kim loại bao quanh bề mặt bên ngoài.Ảnh: olympics.com
|
Giống như các huy chương, thiết kế của bục cũng lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel nổi tiếng với cấu trúc viền kim loại bao quanh bề mặt bên ngoài. Với tông màu xám-trắng đẹp mắt và trang nhã, bục được làm bằng gỗ và 100% nhựa tái chế, đồng thời sử dụng thiết kế gồm các mô-đun để đáp ứng nhu cầu của các sự kiện khác nhau. Theo đó, bục ngắn nhất được sử dụng cho các sự kiện riêng lẻ bao gồm 3 mô-đun và dài khoảng 4 mét. Bục tổ chức lễ trao giải bóng đá sử dụng nhiều mô-đun nhất, tổng cộng 43 mô-đun, với tổng chiều dài là 40 mét. Mỗi bục nặng khoảng 45 kg. Ban tổ chức Paris đã chuẩn bị tổng cộng 685 mô-đun, trong đó có 45 mô-đun dự phòng.
Chủ tịch ban tổ chức Olympic Paris 2024, Tony Estanguet, nêu rõ bục vinh quang là biểu tượng cao nhất cho thành tích và danh dự. Đối với các vận động viên Olympic và Paralympic, việc được bước lên bục vinh quang chính là đánh dấu thành quả của cả một hành trình dài phấn đấu. Các vận động viên đoạt huy chương vàng sẽ đứng trên bục cao 35cm, trong khi người đoạt huy chương bạc và đồng sẽ đứng trên bục cao 20 cm.

Thiết kế của bục cũng lấy cảm hứng từ Tháp Eiffel nổi tiếng với cấu trúc viền kim loại bao quanh bề mặt bên ngoài.Ảnh: olympics.com
Thiết kế bục tương tự sẽ được sử dụng cho các sự kiện trao giải trong khuôn khổ Paralympic nhưng cả 3 vận động viên đứng đầu sẽ cùng đứng trên bục có độ cao 20 cm để đảm bảo an toàn và tiện lợi với thiết kế một bên dốc dành cho xe lăn.
Các tin khác

Công nghệ không chỉ đang thay đổi cách tạo ra nội dung mả cả cách con người tiếp cận tri thức. Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025 diễn ra ngày 24/6, các đại biểu cho rằng trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI), xuất bản số là cơ hội lịch sử để thúc đẩy văn hóa đọc mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối tri thức toàn cầu.

Ngày 17/6, tại Luxembourg, Bộ trưởng Môi trường của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo ít nhất 25% lượng nhựa sử dụng trong xe ô tô mới là từ nguồn tái chế.

Chiều 18/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.