Tổng thống Pháp lên án vụ bạo lực trước trận chung kết bóng đá quốc gia
- Cập nhật: Chủ nhật, 26/5/2024 | 2:15:21 PM
Ngày 25/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án vụ bạo lực xảy ra giữa những người hâm mộ bóng đá trên đường tới xem trận chung kết cúp quốc gia Pháp, khiến gần 30 người bị thương.
![]() |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
|
Bạo lực bùng phát tại một trạm thu phí trên đường cao tốc giữa người hâm mộ câu lạc bộ Lyon và câu lạc bộ Paris Saint-Germain (PSG) khi đang trên đường đến xem trận đấu diễn ra tối 25/5 ở thành phố Lille, miền Bắc nước Pháp. Tổng thống Macron cũng đến theo dõi trận bóng đá này.
Một nguồn tin cảnh sát cho biết vụ xô xát có sự tham gia của khoảng 100 cổ động viên của Lyon và 200 cổ động viên của PSG. Vụ việc khiến 30 người bị thương nhẹ, trong đó có 20 người hâm mộ bóng đá, và một xe buýt bị đốt cháy.
Cảnh sát trưởng khu vực phía Bắc Bertrand Gaume cho biết một nhóm cổ động viên đã xuống xe buýt và tấn công một xe buýt chở các cổ động viên của đội đối thủ khi những người này ném bom khói về phía họ. Theo ông Gaume, các cuộc ẩu đả diễn ra "rất bạo lực” trước khi cảnh sát can thiệp.
Giao thông trên tuyến đường cao tốc xảy ra vụ bạo lực đã bị gián đoạn cả hai chiều.
Phát biểu trước khi trận đấu diễn ra, Tổng thống Macron khẳng định ông lên án mọi hành vi bạo lực, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng "tình hình sẽ sớm bình thường trở lại”.
Trong khi đó, Liên đoàn Bóng đá Pháp lên án vụ bạo lực là "hành vi bạo lực không thể chấp nhận được”.
Các tin khác

Mới đây, báo Tempo (Indonesia) dẫn Việt Nam có tốc độ phục hồi du lịch sau dịch COVID-19 dẫn đầu Đông Nam Á. Để tiếp tục nâng vị thế và kỳ vọng đón 22 - 23 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2025, ngành du lịch cần làm gì?

Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải tái cơ cấu và tái cấu trúc lại. Theo đuổi mô hình “đa dịch vụ” có thể là một gợi ý cho nhiều toà soạn báo chí tại Việt Nam...

Sự phát triển của công nghệ và hệ thống tài chính mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro bảo mật ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, từ đánh cắp tiền mã hóa, tấn công email đến phần mềm độc hại, đặt ra mối lo ngại lớn về an ninh tài chính. Theo cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật, nhiều nguy cơ đang đe dọa người dùng cá nhân và doanh nghiệp, đòi hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn.

Nền văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam được phản ánh rõ nét trong ẩm thực, kiến trúc, nghệ thuật và âm nhạc, đó là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, tờ Diario LaR của Uruguay đưa tin.