Phiên tòa lịch sử: Google bị tuyên 'độc quyền tìm kiếm bất hợp pháp', giá cổ phiếu lao dốc
- Cập nhật: Thứ ba, 6/8/2024 | 2:45:56 PM
Sau thời gian dài chờ đợi, thẩm phán chủ trì vụ kiện chống độc quyền kéo dài 4 năm tại Mỹ đã phán quyết rằng Google đã chi hàng tỷ đô la để duy trì tình trạng độc quyền bất hợp pháp trong lĩnh vực tìm kiếm.
![]() |
Vụ kiện cáo buộc Google độc quyền tìm kiếm đã diễn ra trong nhiều năm qua. Ảnh: AP
|
Google - "công ty độc quyền"
Cụ thể, thẩm phán Amit Mehta đã gọi Google là "công ty độc quyền" trong phán quyết dài 286 trang vào thứ Hai (5/8), trong đó kết luận rằng công ty này đã vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ.
Đây được xem là một chiến thắng mang tính bước ngoặt của Bộ Tư pháp Mỹ trong phiên tòa có ý nghĩa lịch sử đối với lĩnh vực internet này. Nó được cho rằng sẽ kiềm chế sự thống trị của các gã khổng lồ công nghệ thông tin (Big Tech) nói chung, Google nói riêng, trên không gian mạng.
Phán quyết này được đưa ra sau phiên tòa kéo dài nhiều tuần, trong đó Bộ Tư pháp Mỹ lập luận rằng gã khổng lồ tìm kiếm Google đã trả hàng chục tỷ đô la mỗi năm cho các thỏa thuận phản cạnh tranh với các nhà mạng, nhà phát triển trình duyệt và nhà sản xuất thiết bị - đặc biệt Apple. Các khoản thanh toán này - lên tới hơn 26 tỷ đô la vào năm 2021 - giúp Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định.
Google - công ty chiếm giữ hơn 90% thị trường tìm kiếm trực tuyến lập luận rằng họ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này và thành công của họ là nhờ chất lượng sản phẩm.
Tổng chưởng lý Mỹ Merrick Garland gọi phán quyết này là "chiến thắng lịch sử cho người dân Mỹ. Không có công ty nào - bất kể lớn hay có ảnh hưởng đến đâu - có thể đứng trên luật pháp".
Jonathan Kanter, người đứng đầu bộ phận chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết "quyết định mang tính bước ngoặt này buộc Google phải chịu trách nhiệm" và "mở đường cho sự đổi mới cho các thế hệ tương lai và bảo vệ quyền truy cập thông tin cho tất cả người Mỹ".
Kent Walker, chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu tại Alphabet, công ty mẹ của Google, cho biết công ty sẽ kháng cáo. Phán quyết "công nhận rằng Google cung cấp công cụ tìm kiếm tốt nhất, nhưng kết luận rằng chúng tôi không nên được phép dễ dàng cung cấp công cụ này".
Google sẽ chịu thiệt hại như thế nào?
Phiên tòa hiện sẽ bước vào giai đoạn thứ hai, trong đó tòa án sẽ xác định biện pháp khắc phục hậu quả mà Google cần thực hiện. Bộ Tư pháp Mỹ vẫn chưa chỉ ra hình phạt mà họ sẽ áp dụng, nhưng có thể tập trung vào việc hạn chế khả năng của Google trong việc đạt được các thỏa thuận có liên quan trong vụ kiện.
Thỏa thuận kéo dài nhiều năm của Google với Apple để biến Google thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari của iPhone từ lâu đã bị giám sát chặt chẽ. Các tài liệu tòa án cho thấy Google đã trả cho Apple 20 tỷ đô la chỉ riêng trong năm 2022.
Một vấn đề khác trong vụ án này là các hợp đồng mà Google đã ký kết trong nhiều năm với nhà phát triển trình duyệt Mozilla, các nhà sản xuất điện thoại Samsung, Motorola và Sony, cũng như các nhà mạng viễn thông AT&T, Verizon và T-Mobile.
Thẩm phán Mehta cho biết nhờ các hợp đồng độc quyền phân phối nói trên, "quy mô khối lượng truy vấn khổng lồ của Google… so với các đối thủ cạnh tranh là điều đáng kinh ngạc”.
Phán quyết này sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh chính của Google. Công ty này đã kiếm được 175 tỷ đô la doanh thu từ quảng cáo dựa trên tìm kiếm vào năm ngoái, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu 307 tỷ đô la. Để so sánh, Bing của Microsoft chỉ kiếm được khoảng 12 tỷ đô la từ quảng cáo tìm kiếm, tương đương thị phần chưa đến 5%.
Thẩm phán Mehta kết luận rằng "các thỏa thuận phân phối của Google ngăn chặn đáng kể thị trường dịch vụ tìm kiếm và làm suy yếu cơ hội cạnh tranh của các đối thủ". Cổ phiếu của Alphabet giảm 4,6% vào thứ Hai trong bối cảnh thị trường Mỹ đang bán tháo rộng rãi.
Các tin khác

Sáng 8/5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng” tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"