Để vạc giữ lửa Olympic 2024 tồn tại vĩnh viễn ở Paris

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/8/2024 | 7:53:14 PM

Chiếc vạc giữ lửa của Olympic 2024 tỏa sáng dưới một quả khí cầu lớn giữa bầu trời đêm của thủ đô Paris (Pháp) trong hơn 2 tuần qua đã trở thành biểu tượng, tới mức nhiều người đang mong muốn có thể lưu giữ cố định hình ảnh này tại "Kinh đô Ánh sáng" mãi về sau.

Hàng nghìn người tới chiêm ngưỡng ngọn lửa Olympic tại vườn hoa Tuileries. Ảnh: Ngọc Hiệp/PV TTXVN tại Pháp
Hàng nghìn người tới chiêm ngưỡng ngọn lửa Olympic tại vườn hoa Tuileries. Ảnh: Ngọc Hiệp/PV TTXVN tại Pháp

Phiên bản độc đáo của vạc lửa Olympic 2024 - được neo phía trên Vườn Tuileries - là một trong nhiều sáng kiến ấn tượng dành cho Thế vận hội năm nay.

Vòng lửa có đường kính 7 mét của chiếc vạc này thực chất không phải là lửa, mà được tạo thành từ những đám mây sương mù được chiếu sáng bằng tia LED do công ty năng lượng EDF của Pháp chế tạo và được cung cấp 100% bằng điện tái tạo.

Mỗi đêm khi hoàng hôn buông xuống, vạc lửa này lại được treo lên bầu trời trong 2 giờ nhờ một khinh khí cầu cao 30 mét, phủ sơn satin phản chiếu ánh sáng. Mỗi ngày, nhà chức trách Paris tạo điều kiện cho 10.000 khán giả tới xem trực tiếp hoạt động này. Sau khi Olympic Paris 2024 bế mạc (tối 11/8 theo giờ địa phương), phiên bản vạc lửa đặc biệt này sẽ tạm thời "nghỉ ngơi" và sau đó quay trở lại "làm việc" khi Paralympic Paris 2024 khai mạc vào cuối tháng này.

Chú thích ảnh

Ngọn lửa Olympic, "kỳ quan đặc biệt" chỉ có ở Thế vận hội Paris 2024. Ảnh: Thu Hà/PV TTXVN tại Pháp

Trong khi đó, ngọn lửa "chính hiệu" của Olympic (được đưa từ Hy Lạp đến Pháp) được lưu giữ cách đó vài bước chân và trưng bày trong một chiếc đèn lồng.

Hiện giới chức tại Pháp đang thảo luận về việc biến vạc lửa phiên bản điện tái tạo thành một phần bổ sung cố định cho đường chân trời của Paris. Quyết định nằm trong tay chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron. Hồi tuần trước, ông từng chia sẻ với giới truyền thông rằng ý tưởng này "là giấc mơ của nhiều người" và chính phủ sẽ "xem xét tất cả những điều đó vào thời điểm thích hợp".

Trên thực tế, Thị trưởng Paris Anne Hidalgo là người đầu tiên khởi xướng sáng kiến này. Phát biểu trên đài truyền hình France 2, bà cho biết: "Tôi rất muốn giữ lại nó (vạc lửa phiên bản điện tái tạo). Nhưng tôi không quyết định được điều này, vì vạc lửa nằm trên địa điểm thuộc Bảo tàng Louvre, do nhà nước quản lý. Do đó, tôi đã viết thư cho tổng thống".

Một số quan chức tại Paris cũng gợi ý rằng có thể chuyển vạc lửa tới công viên Parc de La Villette, nếu không thể giữ lại tại Vườn Tuileries.

Sự nổi tiếng và tầm quan trọng của chiếc vạc lửa - vốn thu hút hàng nghìn người đến chụp ảnh mỗi ngày - là một bất ngờ lớn đối với nhà thiết kế Mathieu Lehanneur. Ông chia sẻ: "Điều này khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi đã không thể hình dung được hết sức hút của chiếc vạc lửa này. Ban đầu ý tưởng chỉ đơn giản là sự tận dụng hoàng hôn: sự việc diễn ra mỗi ngày và sự xuất hiện của mặt trời Olympic. Ý tưởng đó đã ngay lập tức được ủng hộ. Chúng tôi đã suy nghĩ về điều này và thiết kế vạc lửa để có thể tái sử dụng hoàn toàn sau Thế vận hội và bây giờ chúng tôi đang cân nhắc về tương lai lâu dài của vạc lửa này".

Theo TTXVN

Các tin khác
Đại diện các đảng bộ nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Sáng 8/5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng” tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

AI đang từ công nghệ hỗ trợ thành nhân tố trung tâm trong mọi sản phẩm tiêu dùng. Ảnh minh họa

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự