Bắc Giang tăng cường quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử - văn hóa
- Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2024 | 3:31:03 PM
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 77 ngày 8/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc.
![]() |
Ảnh minh họa.
|
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là các quy định tại Nghị định số 110 ngày 29/8/2018 của Chính phủ; Thông tư số 04 ngày 19/1/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tạo sự đồng thuận xã hội, huy động sự vào cuộc, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; coi việc công đức, tài trợ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích và hoạt động lễ hội là nét đẹp văn hóa.
Để quản lý và sử dụng hiệu quả tiền công đức, tài trợ, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, cần tập trung tuyên truyền, hướng dẫn để mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện trao trực tiếp cho người đại diện di tích tại bàn ghi công đức, đặt vào hòm công đức hoặc chuyển vào tài khoản của cơ sở di tích. Không đặt tiền lên ban thờ, trên mâm lễ, không gài tiền vào tay tượng, giá chuông, khe cửa…
Người đại diện hoặc Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa mở sổ ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận, quản lý tiền tài trợ, công đức. Quản lý chặt chẽ các khoản tiền đã tiếp nhận; đối với tiền mặt tạm thời chưa sử dụng cần gửi kịp thời gửi vào tài khoản để bảo đảm việc quản lý an toàn, hạn chế thiệt hại do hành vi trộm cắp.
Trường hợp Ban Quản lý di tích đang giao tiền cho cá nhân giữ, đứng tên gửi tiết kiệm hoặc cho vay cần thực hiện thu hồi để quản lý theo tài khoản của Ban Quản lý. Giữ gìn nơi thờ tự trang nghiêm, thanh tịnh để phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và du khách. Không đặt đĩa, đặt khay nơi thờ tự cho mục đích tiếp nhận tiền công đức, tài trợ và các khoản tiền có tính chất tương tự. Khuyến khích lắp camera giám sát tại điểm tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức, tài trợ. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tiền công đức, tài trợ.
Sở, ngành cấp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý, thu, chi tài chính cho tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định tại Thông tư số 04 ngày 19/1/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giám đốc các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài chính, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý nhà nước, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo rà soát, kịp thời kiện toàn Ban Quản lý di tích do UBND cấp huyện, cấp xã thành lập theo Quyết định số 32 ngày 13/12/2018 của UBND tỉnh.
Các tin khác

Sáng 8/5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng” tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"