Việt Nam có 9 nhà khoa học trong nhóm 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới 2024

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/9/2024 | 10:43:43 AM

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ).

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nhiều năm lọt top thế giới. Ảnh: VNU
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nhiều năm lọt top thế giới. Ảnh: VNU

Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024. Trong số này, Đại học Quốc gia Hà Nội có 5 nhà khoa học nằm trong danh sách của Elsevier với 2 nhà khoa học thuộc nhóm 10.000 thế giới và 3 nhà khoa học thuộc nhóm 100.000 thế giới.

Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp vào nhóm 10.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới là Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức (Trường Đại học Công nghệ - xếp hạng 7.704 thế giới và xếp thứ 78 theo lĩnh vực Engineering); Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn (Viện Công nghệ Thông tin - xếp hạng 6.436 thế giới và xếp thứ 303 theo lĩnh vực Information and Communication Technologies). Đây là các nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp từ năm 2019 đến nay.

Các nhà khoa học khác của Việt Nam nằm trong nhóm 10.000 là: Giáo sư - Tiến sĩ Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội; Giáo sư Võ Xuân Vinh và Tiến sĩ Nguyễn Phúc Cảnh (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh); Tiến sĩ Trần Nguyễn Hải và Tiến sĩ Hoàng Nhật Đức (Trường Đại học Duy Tân); Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn (Trường Đại học Đông Á); Tiến sĩ Phạm Thái Bình (Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải).

Trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội có ba nhà khoa học thuộc Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội là: Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương (lĩnh vực Economics and Bussiness - xếp hạng 32.439 thế giới), Tiến sĩ Chu Đình Tới (lĩnh vực Clinical Medicine - xếp hạng 28.314 thế giới), Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường (lĩnh vực Economics and Bussiness - xếp hạng 42.130 thế giới).

Việc xếp hạng năm nay không có sự thay đổi trong công cụ đo lường khi nhóm nghiên cứu vẫn xây dựng cơ sở dữ liệu của 100.000 nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus). Đồng thời, đánh giá bằng nhiều tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính… Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Đại diện các đảng bộ nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Sáng 8/5, Ban Tổ chức Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng” tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

AI đang từ công nghệ hỗ trợ thành nhân tố trung tâm trong mọi sản phẩm tiêu dùng. Ảnh minh họa

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự