Báo quốc tế nói Việt Nam dẫn đầu phục hồi du lịch sau dịch, ngành du lịch cần làm gì năm nay?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/2/2025 | 2:06:55 PM

Mới đây, báo Tempo (Indonesia) dẫn Việt Nam có tốc độ phục hồi du lịch sau dịch COVID-19 dẫn đầu Đông Nam Á. Để tiếp tục nâng vị thế và kỳ vọng đón 22 - 23 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2025, ngành du lịch cần làm gì?

Hà Nội là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Việt Nam. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN
Hà Nội là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Việt Nam. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2024 Việt Nam đón gần 17,6 triệu lượt khách quốc tế, phục hồi 98% so với mức kỷ lục năm 2019, tức giai đoạn trước đại dịch. Con số ấn tượng này đã vượt qua các điểm đến nổi tiếng khác như Thái Lan, Singapore, Indonesia.

Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, đạt tổng thu từ du lịch 45-50 tỉ USD. Để Việt Nam khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch hàng đầu khu vực, điểm đến hấp dẫn, theo các chuyên gia, ngành du lịch "có rất nhiều việc phải làm".

Báo quốc tế nói Việt Nam dẫn đầu phục hồi du lịch sau dịch, ngành du lịch năm nay cần làm gì? - Ảnh 1.

Du khách tham quan mua sắm tại chợ Bến Thành chiều 20-2 - Ảnh: T.T.D.

Du lịch xanh

Theo bà Huỳnh Phan Phương Hoàng - phó tổng giám đốc Vietravel, để ngành du lịch Việt Nam tiếp tục đà phát triển trong năm 2025, để tăng trưởng ngành du lịch đạt trung bình 10-12%/năm, để tạo thêm 2 triệu việc làm trong ngành du lịch, ngành du lịch Việt Nam cần triển khai một số định hướng phát triển.

"Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường, tăng cường áp dụng mô hình du lịch xanh, năng lượng tái tạo và công nghệ xanh trong ngành du lịch.

Tiếp đến là số hóa hệ thống dữ liệu du lịch quốc gia, áp dụng AI và Big Data để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Phát triển các nền tảng du lịch trực tuyến, hỗ trợ thông tin, đặt phòng, thanh toán và hướng dẫn du lịch tự động.

Việc mở rộng thị trường du lịch quốc tế tiềm năng cũng rất cần thiết, như Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Ấn Độ; phát triển du lịch chất lượng cao như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch MICE", bà Hoàng liệt kê các việc trọng tâm.

Ngoài ra, cải thiện hạ tầng và dịch vụ du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và start-up du lịch, tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết vùng; phát triển du lịch cộng đồng và nâng cao bản sắc văn hóa địa phương - những việc theo bà Hoàng cần hướng đến để gắn với thương hiệu du lịch Việt Nam.

Dưới góc độ doanh nghiệp kinh doanh 3 thị trường du lịch nội địa, outbound và inbound, bà Trần Thị Bảo Thu, đại diện Vietluxtour, chia sẻ doanh nghiệp cần chọn chất lượng sản phẩm làm lợi thế cạnh tranh bền vững, phát huy chiến lược tiếp thị trực tuyến đến các thị trường và phân khúc khách hàng.

Gia tăng trải nghiệm của du khách quốc tế tại điểm đến Việt Nam dài hơn so với các quốc gia khác trong những chương trình liên tuyến Đông Dương; đầu tư cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) để liên tục làm mới sản phẩm du lịch...

Tận dụng lợi thế nền tảng số, tăng quảng bá hình ảnh đất nước

Để là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện, luôn chào đón du khách quốc tế, theo một chuyên gia ngành du lịch, Việt Nam sẽ bùng nổ 3 xu hướng du lịch mới thu hút khách, đó là du lịch xanh, du lịch đêm và du lịch di sản.

Tuy nhiên, vị này cho rằng hiện nay "cái gì cũng nền tảng số", nên cần dựa vào nền tảng này để tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước.

"Khách du lịch quốc tế hiện nay thường tìm kiếm thông tin, đặt dịch vụ qua website, fanpage, nên đầu tư vào quảng cáo trực tuyến nhắm đến từng thị trường cụ thể để du lịch Việt cạnh tranh hiệu quả", vị này nói.

Ngoài ra, đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam cần được "nâng hạng": đào tạo bài bản, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp; năng lực chuyên môn mọi thứ chuẩn quốc tế.

Phục hồi nhờ chính sách thị thực thông thoáng

Đứng sau Việt Nam về tốc độ phục hồi sau dịch COVID-19, báo Tempo của Indonesia cho biết Malaysia ở vị trí thứ hai với tỉ lệ phục hồi 94%, Thái Lan 88%, Singapore 86%, Indonesia 86% và Philippines 72%.

Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-9 nhờ chính sách thị thực thông thoáng.

Theo BGTV 

Các tin khác
AI đang từ công nghệ hỗ trợ thành nhân tố trung tâm trong mọi sản phẩm tiêu dùng. Ảnh minh họa

Năm 2025 đánh dấu cuộc đua khốc liệt trong ngành công nghệ tiêu dùng khi AI trở thành tiêu chuẩn mới trên mọi thiết bị. Không còn là xu hướng dành riêng cho cao cấp, AI giờ đây là yếu tố sống còn để nâng tầm trải nghiệm cá nhân hóa, định hình lại phong cách sống người dùng toàn cầu. Các hãng công nghệ lớn đang đầu tư mạnh mẽ, không chỉ để bắt kịp xu thế, mà để dẫn dắt tương lai số.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngày càng thu hút các bạn trẻ. Ảnh: VPM

Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển của mình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều năm để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều nhà báo, phóng viên ở trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, trực tiếp trao tặng, kết nối giúp Bảo tàng có thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý mang đến công chúng.

Các

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo ngày càng thể hiện khả năng sáng tạo nội dung, câu hỏi về vai trò và tương lai của nhà báo đã trở thành tâm điểm của buổi tọa đàm "Nhà báo là ai? Báo chí đi về đâu khi AI sáng tạo nội dung ngày càng giỏi?"

Báo chí cần 'lắng nghe' độc giả để tạo ra nội dung giá trị và bền vững.

Giữa 'biển' thông tin ngập tràn, một nghịch lý đang diễn ra: nhiều cơ quan báo chí sản xuất ồ ạt nội dung, nhưng lại đi chệch hướng nhu cầu thực sự của độc giả, khiến thông tin trở nên 'bội thực' và thiếu tính cá nhân hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự