Gần 1 triệu bài dự thi tìm hiểu 50 năm thống nhất đất nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/4/2025 | 2:45:20 PM

Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.

Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN
Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn - Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN

Thông tin được Ban Thanh niên Quân đội - Cơ quan Thường trực Cuộc thi cho biết tại cuộc họp, triển khai công tác chấm thi cấp toàn quân, diễn ra ngày 1/4, tại Bảo tàng Chiến thắng B52 (Hà Nội).

Thực hiện kế hoạch, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cơ quan chính trị các đơn vị đầu mối trực thuộc Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phát động tham gia cuộc thi; xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi ở các cấp bảo đảm chặt chẽ, khoa học, hiệu quả.  

Cuộc thi đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên, thanh niên đơn vị kết nghĩa tham gia, đặc biệt có nhiều thí sinh là du học sinh đang đào tạo tại nước ngoài. Sau hơn hai tháng triển khai, các đơn vị đã hoàn thành việc tổ chức cuộc thi ở cấp mình. Các tác giả, nhóm tác giả tham gia dự thi ở nhiều độ tuổi khác nhau (cao nhất là 63 tuổi, nhỏ nhất là 14 tuổi), với đa dạng các thể loại và cách thể hiện bài dự thi, đáng chú ý có 2.018 bài viết tay và một số bài thi bằng video clip, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Ở cấp toàn quân, có 988 tác phẩm của hơn 4.000 tác giả, nhóm tác giả tham gia dự thi. Các tác phẩm đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm cao đối với cuộc thi và niềm tin yêu với hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ; khẳng định được vị trí, ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và phong trào cách mạng trên thế giới.

Sau khi tiếp nhận bài dự thi từ các đơn vị, Cơ quan Thường trực đã phân loại, xây dựng khung tiêu chí chấm điểm, phiếu chấm điểm và phối hợp với các cơ quan liên quan chấm sơ loại, bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, lựa chọn 80 tác phẩm (cụm tác phẩm) của gần 400 tác giả có chất lượng tốt để tiến hành chấm vòng tiếp theo.

Thông qua chấm sơ loại, các bài dự thi lọt vào chung khảo được Ban tổ chức phân loại thành 4 nhóm để Ban giám khảo tổ chức chấm điểm, công bố kết quả. Cụ thể, nhóm 1 gồm 10 cụm tác phẩm xuất sắc nhất, có tính sáng tạo và nội dung chuyên sâu. Nhóm 2 gồm 15 cụm tác phẩm chất lượng tốt, có góc nhìn sáng tạo, độc đáo. Nhóm 3 gồm 25 cụm tác phẩm có nội dung tốt và đáp ứng yêu cầu cuộc thi. Nhóm 4 gồm 30 cụm tác phẩm có nội dung, hình thức khá.

Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội, Trưởng ban giám khảo cho biết, đa số các bài thi có chất lượng tốt, thể hiện tình cảm tri ân sâu sắc đối với sự cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, đối với hình tượng Bộ đội Cụ Hồ. Hầu hết các bài thi đều trả lời đúng, đủ nội dung câu hỏi của Ban tổ chức. Nhiều bài thi của cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Quân đội có sự đầu tư lớn về thời gian, công sức, kinh phí cho việc sưu tầm tài liệu và cách thức, phương pháp thể hiện. Có những tác phẩm có số lượng từ 1.000 đến 5.500 trang được viết tay hoặc in offset trên các khổ giấy giấy A2, A3, A4, thể hiện sáng tạo trên nhiều chất liệu như gỗ, đá… hoặc kết hợp với trưng bày mô hình. 

"Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có sức lan toả lớn, góp phần tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ động viên, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Mỗi tác phẩm dự thi là sự nỗ lực, tâm huyết của các thí sinh từ khắp mọi miền Tổ quốc. Vì vậy, việc lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc cần phải được thực hiện với sự cẩn trọng và toàn diện", Đại tá Trần Hữu Dũng nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Các đại biểu chia sẻ tại phiên thảo luận mở

Công nghệ không chỉ đang thay đổi cách tạo ra nội dung mả cả cách con người tiếp cận tri thức. Tại Diễn đàn Xuất bản số 2025 diễn ra ngày 24/6, các đại biểu cho rằng trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI), xuất bản số là cơ hội lịch sử để thúc đẩy văn hóa đọc mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối tri thức toàn cầu.

Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Ngày 17/6, tại Luxembourg, Bộ trưởng Môi trường của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo ít nhất 25% lượng nhựa sử dụng trong xe ô tô mới là từ nguồn tái chế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chiều 18/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.

Ảnh minh họa.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, bổ ích cho trẻ em, học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non, phổ thông mới, nhất là tổ chức đồng bộ, hiệu quả việc dạy học 2 buổi/ngày và sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự