Phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo hướng xanh, bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/4/2022 | 2:34:25 PM

Sáng 15/4, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh.
Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh.

Chủ trì tại điểm cầu T.Ư có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Cùng dự có các đồng chí Tỉnh ủy viên,  Ủy viên UBKT Tỉnh ủy và lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Tại hội nghị các đại biểu nghe nội dung chủ yếu Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 11. 

Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về KT-XH, môi trường sinh thái gắn với quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Do vậy, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 11, các cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc ý nghĩa, mục tiêu, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp.

Đổi mới tư duy phát triển, nhất là về liên kết vùng, tiểu vùng, cơ chế, chính sách đặc thù để phân bổ nguồn lực và khai thác tối đa lợi thế của vùng, đồng thời phải nhận thức đúng về mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước với khẩu hiệu "cả nước vì vùng và vùng vì cả nước”. Cần xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của các ban, bộ, ngành T.Ư trong việc tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

Trong quá trình thực hiện phải khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, ý thức tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó tăng cường sự hỗ trợ của T.Ư, sự hợp tác, giúp đỡ của các ngành, địa phương đối với vùng để phát triển kinh tế thật nhanh và bền vững hơn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng đạt mức cao hơn mức bình quân chung của cả nước trên cơ sở từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tổng Bí thư yêu cầu trên cơ sở đổi mới tư duy về nhận thức cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển vùng. Các cơ quan T.Ư tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên có tính đặc thù trong phát triển vùng.

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo hướng xanh, bền vững và hoàn thiện phù hợp với tổng thể quốc gia. 

Quan tâm cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có tính lan tỏa. Phát triển vùng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh nơi địa đầu Tổ quốc.

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Căn cứ Nghị quyết, các cấp ủy và tổ chức đảng ở T.Ư và các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của các địa phương trong vùng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh.

Theo Báo BGĐT (CN)


Các tin khác
Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 luôn là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu trong nhiều trận đánh then chốt nên được huấn luyện cách đánh bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm - những nguyên tắc làm nên thương hiệu đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Từ trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên - cội nguồn của cách đánh đặc công, đến những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 luôn là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu trong nhiều trận đánh then chốt. Bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm - những nguyên tắc làm nên thương hiệu đặc công vẫn tiếp tục được phát huy, khẳng định vị thế “quả đấm thép” của Quân đội ta.

Tháp canh Cầu Bà Kiên không chỉ là một địa danh, mà còn là nơi khai sinh một chiến thuật quân sự huyền thoại - lối đánh đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, dấu ấn Bộ đội Đặc công vẫn in đậm trong trang sử vàng.

Hội viên phụ nữ huyện Lạng Giang đồng diễn dân vũ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2025), hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Bắc Giang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự