Xây dựng ngành tòa án phát triển phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/7/2022 | 10:20:38 PM

Chiều 12/7, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì buổi làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo với Ban Cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao về nội dung dự thảo Đề án.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý.

Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao xây dựng chuyên đề số 21 "Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trong nhiều năm qua, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp sau 20 năm đã đạt được những thành tựu quan trọng; vị thế, diện mạo, uy tín của tòa án được nâng cao; nhận thức về vai trò, vị trí của tòa án có nhiều chuyển biến tích cực. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tòa án tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên.

Các ý kiến tại buổi làm việc đánh giá cao dự thảo Đề án được xây dựng công phu và đóng góp nhiều ý kiến về nội dung của dự thảo Đề án liên quan tổ chức và hoạt động của tòa án, trong đó nhấn mạnh kết quả đạt được và hạn chế, nhiệm vụ, giải pháp. Cùng với đó, nhiều ý kiến phân tích, thể hiện rõ quan điểm về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như nội hàm một số khái niệm trong lĩnh vực tư pháp, hoàn thiện về tố tụng tư pháp và hình sự; hoàn thiện các thiết chế để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian tới, vấn đề bảo đảm, bảo vệ quyền con người…

Nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, chi tiết về cách diễn đạt; minh họa bằng con số, dẫn chứng tài liệu cả trong và ngoài nước thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị chu đáo nhằm xây dựng nền tư pháp bảo đảm thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Xây dựng ngành tòa án phát triển phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng và kết quả công tác của Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, biểu dương ngành tòa án quyết tâm đổi mới, tích cực, nghiêm túc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua. Đây là vấn đề trọng tâm, đạt được kết quả tốt, được xã hội và nhân dân đánh giá cao.

 

Chủ tịch nước nhận xét, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao đã hoàn thành sớm chuyên đề được giao, có chất lượng, với nhiều đề xuất thiết thực, được Thường trực Ban Chỉ đạo, tổ biên tập, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao. Trưởng Ban Chỉ đạo cũng ghi nhận trong quá trình xây dựng Đề án, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Nội chính Trung ương, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đã dành nhiều thời gian, công sức cùng Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Ban Chỉ đạo tham gia chủ trì nhiều hội thảo, hội nghị lớn lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, tỉnh ủy, thành ủy. Tòa án Nhân dân tối cao cũng đã tổ chức hội thảo lắng nghe nhiều ý kiến tham gia của các chuyên gia pháp lý đầu ngành, trên cơ sở đó tích cực đóng góp nhiều nội dung chất lượng trong Dự thảo Đề án, được Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án lắng nghe, tiếp thu.

Chủ tịch nước nêu rõ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó xác định rõ "Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

Chủ tịch nước đánh giá cao tại buổi làm việc, Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Ban Nội chính Trung ương, các chuyên gia pháp lý đã đóng góp ý kiến tâm huyết, chuyên sâu, giàu thông tin, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao về các nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của tòa án. Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, nhiều ý kiến lập luận mạch lạc, thuyết phục, có cơ sở khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất hướng bổ sung, hoàn thiện.

Với không khí thảo luận sôi nổi, dân chủ, nhiều ý kiến thẳng thắn đề cập, phân tích nhiều vấn đề quan trọng đóng góp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng tòa án và nền tư pháp công khai, minh bạch, vì nhân dân phục vụ, phát triển tiên tiến, hiện đại, bắt kịp với trình độ chung của thế giới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình mới. Đáng chú ý, một số ý kiến đề xuất bổ sung một số nội dung mới trong dự thảo Đề án và nhiều vấn đề mấu chốt đột phá trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được trao đổi, làm rõ, nhận được sự đồng thuận cao.

Đề cập về quá trình xây dựng Đề án hơn một năm qua, với khối lượng công việc rất lớn và thời gian hoàn thiện dự thảo Đề án theo kế hoạch không còn nhiều, Chủ tịch nước đề nghị Tổ Biên tập xây dựng Đề án cầu thị tiếp thu và kịp thời bổ sung vào dự thảo Đề án những nội dung đạt thống nhất cao, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau cần tiếp tục xem xét, bàn thảo tại phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.

BD- Theo ND ĐT

Các tin khác
GS. Yann LeCun là nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực AI (Ảnh: The New York Academy of Sciences).

Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất trong các lĩnh vực trọng yếu, như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học vật liệu, khoa học sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững… sẽ mang tới nhiều thông tin và góc nhìn mới mẻ về tương lai của thế giới.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới năm 2024 ở Chiết Giang, Trung Quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 20/11, Đại hội Internet thế giới năm 2024 đã khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, thu hút sự tham gia của khoảng 1.000 đại biểu đến từ các nước, khu vực và tổ chức quốc tế trên thế giới. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã tham dự sự kiện và có bài phát biểu tại phiên khai mạc.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục