Học giả Mỹ nhận định chiến dịch ném bom Linebacker II là một sai lầm

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2022 | 2:43:57 PM

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không với chiến dịch 12 ngày đêm chiến đấu chống lại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội cuối năm 1972, nhóm phóng viên TTXVN tại Washington D.C đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ. Ông đã chia sẻ những câu chuyện của quá khứ liên quan đến hiện tại và tương lai…

Từ đêm 18 đến hết ngày 29/12/1972, Mỹ đã điều động hơn 700 lần chiếc máy bay B-52 và gần 2.000 lần chiếc máy bay chiến thuật như F4, F111, F105… ném bom, đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố ở miền Bắc. Trong ảnh: Máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống các thành phố, làng quê miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Từ đêm 18 đến hết ngày 29/12/1972, Mỹ đã điều động hơn 700 lần chiếc máy bay B-52 và gần 2.000 lần chiếc máy bay chiến thuật như F4, F111, F105… ném bom, đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố ở miền Bắc. Trong ảnh: Máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống các thành phố, làng quê miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tiến sĩ Andrew Wells-Dang cho biết chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không” được biết đến ở Mỹ với tên gọi "Chiến dịch Linebacker II" hay là "Chiến dịch ném bom Giáng sinh". Tiến sĩ Andrew Wells-Dang nêu rõ Chiến dịch Linebacker II là một sai lầm. Đây là chiến dịch ném bom lớn nhất của không quân Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng Mỹ đã hoàn toàn thất bại.

Theo Tiến sĩ Andrew Wells – Dang, từ năm 1968, thậm chí trước đó, giới lãnh đạo Mỹ đã nhận ra rằng họ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng Washington vẫn không từ bỏ vì "sợ mất uy tín của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh". Đến năm 1972, đa số người dân Mỹ mong muốn hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Phong trào kêu gọi hòa bình lan mạnh trên toàn nước Mỹ cũng như các nước khác đã ngày càng có ảnh hưởng rộng lớn. Tuy nhiên, quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm vì chính quyền Mỹ khi đó ưu tiên chiến tranh hơn cách giải quyết bằng hòa bình. 

Tiến sĩ Andrew Wells-Dang cho rằng sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam và Mỹ đã xây dựng lại mối quan hệ và Mỹ đã rút ra nhiều bài học từ sai lầm của chiến dịch tại Việt Nam năm 1972.

Tiến sĩ Andrew Wells-Dang là người có nhiều gắn bó với đất nước và con người Việt Nam. Ông từng có thời gian 20 năm sinh sống ở Việt Nam, trong đó có 8 năm ở Hà Nội và 12 năm sống ở Hội An. Ông lấy vợ là người Việt Nam và mới cùng gia đình trở về Mỹ sinh sống từ năm 2019. Lĩnh vực hoạt động chính của ông tại Viện Hòa bình Mỹ là cùng một nhóm chuyên gia về châu Á xây dựng những dự án khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, thực hiện các hội thảo chuyên đề về di sản chiến tranh, qua đó hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa quan hệ Mỹ - Việt hướng tới tương lai của hòa bình và phát triển.

Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 luôn là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu trong nhiều trận đánh then chốt nên được huấn luyện cách đánh bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm - những nguyên tắc làm nên thương hiệu đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Từ trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên - cội nguồn của cách đánh đặc công, đến những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 luôn là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu trong nhiều trận đánh then chốt. Bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm - những nguyên tắc làm nên thương hiệu đặc công vẫn tiếp tục được phát huy, khẳng định vị thế “quả đấm thép” của Quân đội ta.

Tháp canh Cầu Bà Kiên không chỉ là một địa danh, mà còn là nơi khai sinh một chiến thuật quân sự huyền thoại - lối đánh đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, dấu ấn Bộ đội Đặc công vẫn in đậm trong trang sử vàng.

Hội viên phụ nữ huyện Lạng Giang đồng diễn dân vũ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2025), hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Bắc Giang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự