Khẩn trương xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, phục vụ chuyển đổi số

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/12/2022 | 3:41:39 PM

Sáng 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì hội nghị trực tuyến (4 cấp) sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 06); tổng kết hoạt động của Ủy ban CĐS quốc gia năm 2022.

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.
Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Đồng chủ trì có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban CĐS quốc gia.

Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh chủ trì. Cùng dự có các đồng chí thành viên Tổ công tác Đề án 06, Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh. 

Cấp hơn 17 triệu tài khoản định danh điện tử

Sau một năm triển khai Đề án 06, cả nước đạt nhiều kết quả tích cực. Hoàn thành đưa 21/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân lên môi trường mạng, mang lại nhiều tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ngày 18/7, Bộ Công an công bố và đưa vào hoạt động chính thức Hệ thống định danh và xác thực điện tử, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia. 

Đến ngày 22/12, hệ thống đã thu nhận hơn 18,7 triệu hồ sơ và cấp hơn 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân; cấp hơn 76,5 triệu căn cước công dân gắn chíp điện tử. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 12 bộ, ngành; 1 doanh nghiệp nhà nước; 3 doanh nghiệp viễn thông và 31 địa phương. 

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Về kết quả hoạt động của Ủy ban CĐS quốc gia trong năm 2022, có 9/12 mục tiêu quan trọng hoàn thành và vượt kế hoạch như: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số… 

Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo phát triển, đánh giá và công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng phục vụ Chính phủ số, 16 nền tảng phục vụ kinh tế số và 16 nền tảng phục vụ xã hội số. 63/63 địa phương đã được giao nhiệm vụ triển khai sử dụng tối thiểu 1 nền tảng số. Cả nước thành lập 68.933 tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 320 nghìn thành viên tham gia.

Trong năm 2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Ủy ban CĐS quốc gia đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển công dân số; nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử, phục vụ phát triển KT-XH. Trong tháng 1/2023 triển khai 2 dịch vụ công liên thông: Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí trên toàn quốc. Rà soát các thủ tục hành chính và điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ toàn trình. Triển khai quản trị dữ liệu, xây dựng hạ tầng dữ liệu bền vững làm nền tảng cho CĐS. Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP)…

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả các bộ, ngành, địa phương đạt được trong triển khai Đề án 06 và công tác CĐS. Xác định CĐS là quá trình chuyển đổi cả tư duy, nhận thức, hành động; là vấn đề khó, phức tạp đồng chí đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Quá trình triển khai cần làm thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm phương châm "đúng, đủ, sạch, sống” và an toàn thông tin. Các nhiệm vụ phải thực hiện bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, hình thức.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; người dân phải được thụ hưởng thành quả từ Đề án 06, công tác CĐS mang lại. Cần xác định Chính phủ số là động lực chính, then chốt dẫn dắt kinh tế số, xã hội số phát triển; phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đồng chí đề nghị người đứng đầu các ngành, địa phương cần nâng nhận thức về CĐS; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tại cơ quan, đơn vị. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan được giao chủ trì khẩn trương hoàn thiện kế hoạch của Ủy ban CĐS quốc gia, Tổ công tác Đề án 06 năm 2023. Trên cơ sở đó, các bộ, địa phương ban hành kế hoạch CĐS phù hợp điều kiện thực tế; các nhiệm vụ phải rõ ràng, dễ triển khai và nhận xét, đánh giá. Đẩy mạnh thương mại điện tử; chi trả trợ cấp xã hội, an sinh xã hội theo hình thức không dùng tiền mặt. Rà soát, đánh giá an toàn thông tin, cơ sở dữ liệu; khẩn trương khắc phục lỗ hổng về bảo mật thông tin, lộ lọt thông tin. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CĐS. Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu, vận dụng tiến bộ trên thế giới vào hoạt động CĐS ở Việt Nam.

Xác định năm 2023 là năm dữ liệu số, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng dữ liệu và kết nối dữ liệu chuyên ngành với quốc gia; quyết tâm xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, phục vụ công tác CĐS. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành theo kế hoạch.

Theo Báo BGĐT (CN)

Các tin khác
GS. Yann LeCun là nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực AI (Ảnh: The New York Academy of Sciences).

Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất trong các lĩnh vực trọng yếu, như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học vật liệu, khoa học sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững… sẽ mang tới nhiều thông tin và góc nhìn mới mẻ về tương lai của thế giới.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới năm 2024 ở Chiết Giang, Trung Quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 20/11, Đại hội Internet thế giới năm 2024 đã khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, thu hút sự tham gia của khoảng 1.000 đại biểu đến từ các nước, khu vực và tổ chức quốc tế trên thế giới. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã tham dự sự kiện và có bài phát biểu tại phiên khai mạc.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục