Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu kiểm tra phòng, chống lũ tại huyện Hiệp Hòa và Yên Thế

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/9/2024 | 10:19:00 AM

Ngày 11/9, đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang kiểm tra công tác phòng, chống lũ tại các huyện Hiệp Hòa và Yên Thế. Cùng đi có Đại tá Phạm Văn Tạo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình tại đê tả Cầu thuộc địa bàn xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa).
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình tại đê tả Cầu thuộc địa bàn xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa).

Tại huyện Hiệp Hòa, theo lãnh đạo huyện báo cáo, những ngày qua, nước sông Cầu dâng cao, hiện đã ở mức trên báo động 3. Trong những ngày qua, cùng với việc bảo đảm an toàn các tuyến đê, huyện tập trung di dời nhân dân ra khỏi vùng lũ. Toàn huyện đã huy động hơn 1 nghìn người của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, dân quân tự vệ; lực lượng cán bộ, công chức, công an, của các xã tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3...

Tại đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác kiểm tra một số điểm xung yếu trên đê tả Cầu thuộc địa phận xã Hợp Thịnh. Được biết, dù đã đắp chống tràn đê bối 2 đoạn tại thôn Đồng Đạo và Đa Hội, xã Hợp Thịnh nhưng đến 18 giờ ngày 10/9, nước đã tràn qua đê bối Đa Hội; 23 giờ cùng ngày, nước tràn qua đê bối thôn Đồng Đạo. Để bảo đảm an toàn cho người dân, trước đó, địa phương đã triển khai tuyên truyền, vận động và hỗ trợ bà con di dời.

Xuồng cứu hộ được huy động để vận chuyển lương thực, thực phẩm hỗ trợ người dân thôn Đa Hội hiện vẫn đang ở trong khu vực bị chia cắt.

Hiện toàn bộ thôn Đa Hội đã bị chia cắt. Nhiều người dân trong thôn được đưa đến địa điểm an toàn. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã cung cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ còn ở lại trong thôn và người dân tại các nơi di dời; bố trí xuồng máy phục vụ công tác cứu hộ.

Chỉ đạo tại đây, đồng chí Nguyễn Văn Gấu đề nghị lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, ứng trực thường xuyên, bảo đảm an toàn cho người dân. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động, linh hoạt ứng phó với các tình huống; tiếp tục tập trung gia cố, củng cố các tuyến đê, điểm xung yếu, có phương án xử lý hiệu quả đối với từng điểm có nguy cơ mất an toàn. Phát huy tinh thần chủ động, quyết liệt, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị tham gia hỗ trợ ứng phó với mưa lũ và bảo đảm cuộc sống của người dân di dời.

Đồng chí Nguyễn Văn Gấu động viên người dân thôn Đa Hội được di dời đến Trường THCS Hợp Thịnh tránh lũ.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng dành thời gian đến thăm nhân dân thôn Đa Hội hiện đang ở tạm tại trụ sở Trường THCS Hợp Thịnh sau khi được di dời khỏi vùng lụt. Chia sẻ với khó khăn, vất vả của người dân, đồng chí yêu cầu huyện bảo đảm đầy đủ các điều kiện về nhu yếu phẩm, lương thực, thuốc men để bà con yên tâm tránh trú.

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra tại khu vực đê bối thuộc tổ dân phố Xuân Lan, thị trấn Bố Hạ (Yên Thế).

Tại huyện Yên Thế, do ảnh hưởng của mưa lũ, nước sông dâng lên cao dẫn đến một số điểm trên đê bối bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại thị trấn Bố Hạ. Trong suốt đêm 10 và sáng 11/9, huyện đã huy động các lực lượng quân đội, công an tập trung gia cố thân đê, chiều dài đã đắp khoảng 200 m.

Sau khi kiểm tra công tác xử lý, gia cố của các lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại đây, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Yên Thế và các ngành chức năng tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ và mực nước nhằm bảo đảm an toàn cho thân đê. Thực hiện nghiêm công tác ứng trực, tránh để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ.

Lực lượng quân đội, công an giúp người dân tổ dân phố Xuân Lan, thị trấn Bố Hạ thu hoạch rau màu, tránh thiệt hại do ngập lụt.

Đồng chí yêu cầu các cấp, ngành, địa phương và mỗi người dân cần bình tĩnh song không chủ quan, theo dõi diễn biến lũ, mực nước các con sông lớn trên địa bàn cả ngày lẫn đêm, nhất là những tác động từ phía thượng nguồn. Đồng thời tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, huyện; chủ động mọi phương án ứng phó với các tình huống lũ lụt. Phải sẵn sàng từ công tác lãnh đạo chỉ đạo đến triển khai thực hiện; đặc biệt là tại từng điểm xung yếu…

Gặp gỡ, động viên các lực lượng tham gia làm công tác ứng phó, cứu hộ, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo phải bám sát phương châm lấy việc bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản cho nhân dân là ưu tiên hàng đầu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, hợp tác của nhân dân; có biện pháp quyết liệt di dời người dân ở vùng nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 luôn là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu trong nhiều trận đánh then chốt nên được huấn luyện cách đánh bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm - những nguyên tắc làm nên thương hiệu đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Từ trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên - cội nguồn của cách đánh đặc công, đến những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, Lữ đoàn Đặc công Bộ 429 luôn là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu trong nhiều trận đánh then chốt. Bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm - những nguyên tắc làm nên thương hiệu đặc công vẫn tiếp tục được phát huy, khẳng định vị thế “quả đấm thép” của Quân đội ta.

Tháp canh Cầu Bà Kiên không chỉ là một địa danh, mà còn là nơi khai sinh một chiến thuật quân sự huyền thoại - lối đánh đặc công. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, dấu ấn Bộ đội Đặc công vẫn in đậm trong trang sử vàng.

Hội viên phụ nữ huyện Lạng Giang đồng diễn dân vũ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Chào mừng kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (1910-2025), hội liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Bắc Giang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.

Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) trân trọng giới thiệu bài viết "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự