Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/12/2024 | 9:25:45 AM

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Công ước LHQ về Tội phạm mạng.

Toàn cảnh phiên họp thông qua Công ước Hà Nội. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại Mỹ
Toàn cảnh phiên họp thông qua Công ước Hà Nội. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại Mỹ

Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là "Công ước Hà Nội”.

Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, sau gần 4 năm đàm phán, "Công ước Hà Nội” ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe doạ ngày càng tăng trên không gian mạng. Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng không giới hạn đối với sự phát triển của nhân loại, công nghệ số cũng đặt ra nhiều rủi ro và nguy cơ về an ninh, đe doạ sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia. Sự gia tăng đáng báo động của tội phạm mạng cả về quy mô, mức độ phức tạp và phạm vi tác động ước tính đã gây thiệt hại cho kinh tế thế giới khoảng 8.000 tỷ USD trong năm 2023 và dự báo lên đến 10.500 tỷ vào năm 2025, lớn hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh đó, "Công ước Hà Nội” góp phần tạo khuôn khổ pháp lý bao trùm, đáp ứng nhu cầu cấp bách về hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy pháp quyền trong không gian mạng.

Việc LHQ lựa chọn thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - LHQ. Lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.

Đăng cai Lễ mở ký "Công ước Hà Nội” cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò một thành viên có trách nhiệm, tin cậy của cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tham gia dẫn dắt quá trình xây dựng và định hình các khuôn khổ quản trị số toàn cầu, bảo đảm an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tạo tiền đề triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số để đưa đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là bước cụ thể góp phần triển khai kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) gồm 9 Chương và 71 Điều là kết quả của gần 4 năm thương lượng liên tục và kéo dài (2021 -2024) giữa các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này. Sau gần 20 năm kể từ Công ước LHQ về Tội phạm xuyên quốc gia, cộng đồng quốc tế mới có thêm một khuôn khổ pháp lý đa phương để xử lý tội phạm trong không gian mạng.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Văn Gấu tặng hoa chúc mừng các đồng chí: Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Việt Oanh.

Sáng 27/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 23, bầu chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 219 Hội đồng Chấp hành. Ảnh: TTXVN phát

Năm 2024 đang khép lại với “rất nhiều thành công”. Năm 2025 lại mở ra những chương trình hợp tác “hết sức dày đặc và sôi nổi”.

Sáng 3/8/2024, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp tại Hà Nội. Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Báo Tin tức trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bình chọn.

Ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 139/CĐ-TTg về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự