Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên thu tiền dạy thêm học sinh chính khóa

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/1/2025 | 3:45:43 PM

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên dạy thêm học sinh của mình trên lớp nhưng lại cấm thu tiền, còn trường học chỉ được dùng ngân sách dạy thêm cho ba nhóm.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TP Hồ Chí Minh.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2024 tại TP Hồ Chí Minh.

Nội dung trên nằm trong thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chiều 3/1.

Cụ thể, giáo viên được tham gia dạy thêm ngoài trường, nhưng không được thu tiền của học sinh mà mình đang dạy trên lớp.

Trước đó, thông tư cũ chỉ nêu giáo viên được dạy thêm học sinh chính khóa bên ngoài trường, nếu được sự đồng ý của hiệu trưởng. Hôm 24/8, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục phổ thông, nhìn nhận vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù không muốn. Do đó, thông tư mới nhằm khắc phục điểm bất cập này.

Ngoài ra, Bộ yêu cầu không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn kỹ năng sống. Giáo viên ở các trường công lập không được quản lý, điều hành dạy thêm ngoài trường, mà chỉ được tham gia dạy thêm. Khi đó, giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian dạy thêm.

Học phí học thêm ngoài trường do phụ huynh, học sinh thỏa thuận với cơ sở dạy thêm.

Với dạy thêm trong trường, thông tư mới cũng yêu cầu không thu tiền, và chỉ dành cho ba nhóm: có kết quả chưa đạt ở một môn bất kỳ trong học kỳ liền kề; được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi; học sinh cuối cấp, tự nguyện đăng ký ôn thi lớp 10, thi tốt nghiệp.

Học sinh muốn học thêm trong trường cần làm đơn đăng ký, mỗi lớp không quá 45 em. Với mỗi môn học, trường không được dạy thêm quá hai tiết một tuần. Kinh phí tổ chức dạy thêm lấy từ ngân sách.

Đây cũng là điểm mới, bởi hiện tại các trường vẫn tổ chức dạy và thu tiền, mức thu theo quy định của HĐND cấp tỉnh.

Chia sẻ về điểm mới này, Bộ cho biết ba nhóm học sinh nói trên thuộc trách nhiệm phải bồi dưỡng của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, đồng thời bảo đảm quyền lợi của học sinh.

Theo Bộ, thông tư mới được xây dựng trên ba quan điểm chính. Thứ nhất là bảo đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của giáo viên và học sinh. Hai là bảo đảm dạy thêm, học thêm không ảnh hưởng đến chương trình chính khóa. Ba là ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm ở các lớp do nhà trường, giáo viên tổ chức, dù không có nhu cầu.

Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ 14/2.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam đã diễn ra thành công trên phạm vi cả nước, đánh dấu mốc son quan trọng trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ và khẳng định quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao cúp và chứng nhận cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải A.

Tối 5/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025, đúng dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Trường Tiểu học Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, Hà Nội) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng hai đồng chí: Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Việt Oanh.

Sáng 2/1, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục