Nhà báo Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: Với chúng tôi, 75 năm sẽ là dấu mốc chuyển mình cho thời kỳ mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/4/2025 | 2:10:00 PM

75 năm thành lập cũng là trước thềm Đại hội XII Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN), bối cảnh đời sống truyền thông báo chí trong nước đang có nhiều thay đổi, Nghị định 18, Luật Báo chí sửa đổi đã và đang có những tác động lớn… đòi hỏi HNBVN cũng phải có những bước chuyển mình để bắt kịp với dòng chảy mới của báo chí, của thời cuộc…

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi cùng các đại biểu tham quan các gian hàng tại Hội Báo toàn quốc 2022. Ảnh: Sơn Hải
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi cùng các đại biểu tham quan các gian hàng tại Hội Báo toàn quốc 2022. Ảnh: Sơn Hải

Đó là những câu chuyện được nhà báo Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội (21/4/1950-21/4/2025).

Tâm thế 75 năm…

+ Lật giở những trang sử vẻ vang của Hội Nhà báo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử 75 năm qua, cảm xúc của ông trước dấu mốc đặc biệt này như thế nào, thưa Phó Chủ tịch Thường trực?

- Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Lợi: Là người gắn bó cả quãng đời công tác với nghề báo thì với tôi rất khó tránh khỏi cảm giác bồi hồi, xao xuyến mỗi khi đến một cột mốc nào đó của nghề. Chính vì vậy trong những ngày này tôi, và có lẽ cũng nhiều anh em đồng nghiệp, đang sống trong cảm xúc bồi hồi và tất nhiên là cả niềm tự hào khi Hội Nhà báo của chúng ta sắp bước vào tuổi 75 và nền Báo chí Cách mạng của chúng ta cũng sắp bước vào tuổi bách niên.

Với hành trình 75 năm, trải qua 11 kỳ Đại hội, Hội Nhà báo Việt Nam thực sự đã trở thành một tổ chức vững mạnh, một mái nhà ấm áp, thân ái của nhiều thế hệ người làm báo. Từ dấu mốc lịch sử 21/4/1950 - khi những người làm báo chính thức có một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, biết bao thế hệ người làm báo đắp bồi, gìn giữ để đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam đã không ngừng được củng cố, lớn mạnh. Dòng chảy lịch sử ấy, với thế hệ chúng tôi hôm nay, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và của đời sống báo chí sẽ là động lực, là niềm tin cho mọi hoạt động, mọi đổi mới của Hội. Tất nhiên, chúng ta luôn hiểu rằng, trang sử càng đẹp, càng vẻ vang thì với thế hệ tiếp bước, trách nhiệm sẽ càng to lớn, nặng nề hơn. Với chúng tôi, 75 năm sẽ là dấu mốc chuyển mình cho thời kỳ mới.

+ Đúng như ông nói "trách nhiệm tiếp bước” sẽ rất nặng nề. Nhưng nhìn vào những hoạt động trong gần một nhiệm kỳ qua, có thể thấy, Hội Nhà báo Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực, gắn với lợi ích hội viên, đạt được trong hành trình đổi mới. Ông đánh giá như thế nào về thành tựu chúng ta đã và đang đạt được, đặc biệt là việc đưa Nghị quyết Đại hội XI HNBVN vào hoạt động công tác Hội thời gian qua?

- Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Lợi: Một chặng đường hơn 4 năm vừa qua, có lẽ chưa đủ hiện thực hoá những điều mà chúng tôi ấp ủ nhưng chúng ta có quyền tự hào bởi đã nỗ lực hết sức mình cho sự phát triển của Hội và sự phát triển chung của Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trong những năm đó không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió nhưng nhìn một cách khái quát có thể thấy rằng, chặng đường chúng ta đi qua, là một chặng đường đầy sổi nổi, đổi mới, trách nhiệm và hiệu quả, đúng với phương châm Đại hội XI đã đặt ra: "Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”.

Chúng ta đã có một năm 2022 với sự bắt nhịp nhanh chóng nhiệm vụ, mang đến một "làn gió mới” cho hoạt động Hội, có một năm 2023 với sự bứt tốc mạnh mẽ và một năm 2024 – năm "bản lề” với các hoạt động thiết thực, hiệu quả, tạo đà cho năm 2025 hứa hẹn sẽ có nhiều dấu ấn đặc sắc, thiết thực hơn nữa. Với tất cả sự khiêm tốn, cẩn trọng vẫn có thể khẳng định chúng ta đã có một nhiệm kỳ thành công, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và công chúng ghi nhận. Chúng ta đã xây dựng Điều lệ mới Hội Nhà báo Việt Nam; đã tổ chức cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; sự tham dự và động viên của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các kỳ tổ chức các sự kiện trọng đại thường niên…

cmyk1(4).jpg
Giải Báo chí Quốc gia - một sự kiện thường niên của Hội Nhà báo Việt Nam - được tổ chức ngày càng quy mô, đổi mới. Ảnh: Sơn Hải

Với việc cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội bằng những nhiệm vụ, phương thức sáng tạo, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức thành công rất nhiều hoạt động mang tính quy tụ sức mạnh đoàn kết của hội viên, được giới báo chí cả nước đánh giá cao; đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với địa phương với quyết tâm "hướng về cơ sở”, tháo gỡ những khó khăn cho các cấp Hội Nhà báo. Đặc biệt, việc tổ chức các sự kiện ngày càng thể hiện được sự đổi mới, sáng tạo như Hội báo toàn quốc, Giải Báo chí Quốc gia, Hội nghị tổng kết công tác Hội, Hội thảo quốc tế khu vực ASEAN, Liên hoan Tiếng hát người làm báo, Giải bóng bàn Cúp Hội Nhà báo Việt Nam.

Nổi bật như Hội Báo Toàn quốc 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại TP. HCM với tâm điểm là Diễn đàn báo chí toàn quốc 2024 bàn về các vấn đề nghiệp vụ chuyên sâu của báo chí truyền thông được "hội tụ”, trở thành "điểm hẹn nghề nghiệp” đặc sắc, độc đáo, thiết thực, hữu ích; sự kiện khánh thành và bàn giao công trình tu bổ Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng mang ý nghĩa hướng về "cội nguồn” sâu sắc…

+ Thưa ông, việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI bằng những nhiệm vụ và giải pháp thiết thực đã giúp Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ qua đạt được nhiều thành tựu. Đánh giá khách quan về những dấu ấn đó, theo ông, đâu là "chìa khoá” của những thành công này?

- Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Lợi: Việc thực hiện một cách hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI, đưa vào thực tiễn hoạt động một cách hiệu quả, trước hết là bởi sự đổi mới trong tư duy, sự đoàn kết trong Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam khoá XI. Đó là sự quyết liệt, quản trị khoa học trong công tác điều hành của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam từ Trung ương đến địa phương. Đó cũng là sự "chung lưng, đấu cật” của 24.000 hội viên, nhà báo khắp mọi miền đất nước vì sự phát triển của nền báo chí nước nhà.

Các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động và sáng tạo, phát huy vai trò người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tạo bước chuyển tích cực trong hoạt động của tổ chức Hội. Nhờ vậy, những sự kiện trọng tâm và nổi bật trong nhiệm kỳ XI đều được tổ chức thành công tốt đẹp, hoạt động Hội ngày càng sáng tạo, đổi mới, có chiều sâu, vai trò và uy tín của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng tăng cường trong đời sống báo chí và đời sống xã hội… Có thể thấy, với những nỗ lực ấy, thời gian qua chúng ta đã hoàn thành mọi nhiệm vụ đề ra với một tinh thần trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, tạo đà cho nhiều nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là công tác chuẩn bị cho Đại hội XII Hội Nhà báo Việt Nam tới đây.

cmyk5(2).jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cùng các đại biểu tham dự lễ khánh thành và bàn giao Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Sơn Hải

Hội Nhà báo Việt Nam đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

+ Trong bối cảnh nhiều biến động của thời cuộc như hiện nay, hoạt động nghề nghiệp của chúng ta đang chịu nhiều sức ép. Thưa ông, kế hoạch cho năm 2025 sẽ được triển khai như thế nào sắp tới?

- Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Lợi: Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ và cũng là năm thực sự đặc biệt với Hội ta, năm mà chúng ta kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ tổ chức nhiều hoạt động xứng tầm với những ngày lễ trọng này của giới báo chí. Cũng do là năm cuối của nhiệm kỳ, chúng ta cũng sẽ tiến hành Đại hội các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2026 -2031.

Thời gian tới đây, các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương sẽ bước vào một guồng quay công việc có thể nói là bộn bề. Các nhiệm vụ quan trọng đều phải bật chế độ "nước rút”, trong đó, chú trọng đến việc xây dựng Đề án tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Hội Nhà báo Việt Nam; sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18; các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, 75 năm Ngày thành lập Hội. Ngoài ra, chúng ta vẫn phải tiếp tục triển khai các công việc thường xuyên, thường niên như công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và đạo đức hội viên, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nâng cao uy tín của Hội trên trường quốc tế, đặc biệt trong Cộng đồng ASEAN...

Song song với đó, các cơ quan báo chí, các cấp Hội vẫn tiếp tục chú trọng tới việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị thông tin, tuyên truyền trong giai đoạn cách mạng mới, thể hiện bước chuyển mình mạnh mẽ, bứt phá của Báo chí Cách mạng khi bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

cmyk4(2).jpg
Các đại biểu thăm Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: Sơn Hải
cmyk2(3).jpg
Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam thăm đền thờ Bác Hồ tại Điềm Mặc - Thái Nguyên trong chuyến "về nguồn” chào mừng 72 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2022). Ảnh: Sơn Hải

+ Ngày 13/4/2025 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kí ban hành Nghị quyết 60/NQ-TW trong đó có quyết định về việc sắp xếp bộ máy tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với việc chính thức bước vào một lộ trình mới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ triển khai thực hiện như thế nào để "bắt nhịp” với bước chuyển lịch sử này, thưa ông?

- Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Lợi: Chúng ta phải khẳng định rằng, việc sắp xếp tinh giản bộ máy tại các cơ quan báo chí, các tổ chức Hội là việc khó khăn, nhạy cảm nhưng không thể không làm. Báo chí không nằm ngoài dòng chảy chung của xã hội, của hệ thống chính trị nhưng điều quan trọng là việc này phải được thực hiện một cách khoa học, thấu tình đạt lý với mục tiêu cuối cùng là đất nước có được một nền báo chí thực sự trong sạch, mạnh, hiệu quả và hoạt động của Hội cũng vậy. Trung ương Hội và các cấp Hội, các cơ quan báo chí đã và đang tiến hành thu gọn các đầu mối theo quy định, hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Tôi phải nhấn mạnh rằng, cho đến thời điểm này, chúng ta đã và đang thực hiện nghiêm túc tinh thần của Nghị quyết 18.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Báo NB&CL

Các tin khác
Đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu.

Đường Trường Sơn, con đường huyền thoại mang tên Bác Hồ kính yêu là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, hiếm có con đường nào mang trong mình nhiều “kỷ lục” như đường Trường Sơn - tuyến vận tải chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam và cả ba nước Đông Dương. Và thật độc đáo là từ con đường máu lửa oanh liệt ấy, đã ra đời một dòng văn học - nghệ thuật, trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta. Trong đó, có một mảng thơ Trường Sơn gắn liền với tên tuổi của nhiều tác giả là những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Với sự đầu tư công phu, chương trình “Hẹn ước Bắc - Nam” mang đến một sân khấu thực cảnh hoành tráng, quy mô, chia 2 khối so le thể hiện 2 miền Bắc-Nam, ở giữa có cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải.

Tối 22/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, chỉ đạo Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc-Nam” thu hút hàng vạn người dân thủ đô tới tham dự.

Ông Từ Lương, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (VTV9) chia sẻ về việc chuẩn bị truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành. Ảnh: Lê Tâm

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra vào sáng 30/4, Đài Truyền hình Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phối hợp đồng bộ giữa nhiều đơn vị chuyên môn.

Thí sinh đăng nhập theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Chụp màn hình

Từ ngày 21/4 đến hết 17 giờ ngày 28/4, thí sinh cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trên hệ thống quản lý thi. Trước đó, thí sinh có 4 ngày đăng ký thi thử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự