Năm 2023 Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
- Cập nhật: Thứ hai, 3/10/2022 | 3:22:23 PM
Năm 2023, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục được phân công là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Năm 2023 Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ảnh: TTXVN
|
Thực hiện nhiệm vụ này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề trên.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết: Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 được xây dựng dựa trên việc quán triệt sâu sắc các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về hướng dẫn hoạt động giám sát và đặc biệt là tinh thần chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.
Giám sát phải dựa trên tinh thần xây dựng, xây là căn bản lâu dài, chống là quyết liệt, triệt để. Hoạt động giám sát phải xác định "đúng và trúng” nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát; đánh giá công bằng, khách quan; chỉ rõ địa điểm, trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân; kiến nghị, đề nghị sửa đổi chính sách pháp luật, đồng thời phải phát huy được những mô hình tốt, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt để nhân rộng; thúc đẩy khâu tổ chức thực hiện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước.
Với tinh thần đó, Đoàn giám sát hướng tới 2 mục đích lớn: Đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2014 - 2022, bao gồm: Công tác chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; làm rõ kết quả, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan.
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa trong giai đoạn tiếp theo.
Các hoạt động của Đoàn phải đáp ứng 2 yêu cầu: Bám sát đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan; Chủ động tổ chức hoạt động giám sát theo đúng các quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm và đúng tiến độ đã đề ra.
BD- Theo TTX VN
Các tin khác
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.
Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.
Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.