An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 4:25:44 PM

Trong khuôn khổ Diễn đàn "Hợp tác Quản trị an ninh phi truyền thống khu vực ASEAN", Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Tọa đàm "An ninh phi truyền thống và thách thức đặt ra", vào sáng 18/10.

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP)
Các vị khách mời tham dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP)

An ninh phi truyền thống đang là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới, trong đó, có Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh, trên phạm vi rộng của các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, chỉ riêng hai năm 2020-2021 đại dịch Covid-19 đã làm Việt Nam thiệt hại hơn 500.000 tỷ đồng. Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống hiện hữu ngày càng rõ nét hơn và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến quốc phòng, an ninh.

Biểu hiện rõ ràng nhất của an ninh phi truyền thống trong thời gian vừa qua là những hậu quả do "đại dịch Covid-19" đem lại. an ninh phi truyền thống tại các khu công nghiệp trong thời gian chống dịch Covid-19 và phục hồi sau dịch là vấn đề rất nóng, cũng thể hiện phần nào một khía cạnh của an ninh phi truyền thống trong tình hình hiện nay.

Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi hơn đối với cuộc sống con người, thách thức sự phát triển bền vững của đất nước.

Tham dự Tọa đàm có các vị khách mời: Trung tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS, TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS, TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia Tội phạm học, Phó Viện trưởng Viện an ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc VNPT Vinaphone; Đại tá, GS, TS Bùi Minh Thanh, nguyên Trưởng phòng, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an.

Theo Trung tướng, GS, TS Nguyễn Xuân Yêm, có thể nói trong xã hội, hai vấn đề là an ninh và phát triển bền vững luôn gắn chặt với nhau. Với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có quan niệm về an ninh riêng của mình. Đối với Việt Nam, Luật An ninh quốc gia 2004 đã quy định an ninh quốc gia là sự phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và theo quan điểm hiện nay, chúng ta gọi đây là vấn đề an ninh truyền thống.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, có nhiều rất nhiều vấn đề chúng ta gọi là an ninh phi truyền thống, tác động bằng các mối đe dọa phi quân sự, làm cho một đất nước hoặc một quốc gia, thậm chí một khu vực của thế giới không an toàn, không vững bền.

Những vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống như thế thực chất làm mất ổn định của xã hội hoặc quốc gia từ những mối đe dọa phi quân sự, thí dụ như an ninh kinh tế, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh mạng hoặc là an ninh năng lượng, an ninh lương thực...

Chúng ta có thể nhận diện ngoài những vấn đề xác định là an ninh truyền thống là an ninh quân sự, an ninh chính trị thì tất cả những mối đe dọa, những vấn đề làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững, môi trường sống xã hội không an toàn, rồi vấn đề lương thực không được bảo đảm, du lịch không được phát triển tốt để phục vụ cho người dân... theo Luật An ninh quốc gia 2004, chúng ta đều gọi đó là phạm trù an ninh phi truyền thống. Như vậy, có thể nói vấn đề an ninh phi truyền thống rất rộng trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay mà đại dịch Covid-19 vừa qua là một trong những thí dụ điển hình.

Làm rõ hơn về điểm này, PGS, TS Hoàng Đình Phi nêu rõ, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII có nhấn mạnh, chúng ta cần chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân, chúng ta phải chủ động phòng ngừa là chính, đồng thời ứng phó kịp thời, hiệu quả đối với các đe dọa an ninh phi truyền thống, an ninh xã hội, an ninh con người. Tất nhiên trong tất cả các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng, chúng ta đã đổi mới, nhấn mạnh bảo đảm an ninh con người.

 

An ninh con người là một khái niệm rất lớn theo quan điểm của Liên hợp quốc, của các học giả, nhà khoa học quốc tế và an ninh con người bị chi phối bởi nhiều yếu tố. An ninh là sự tốt đẹp, là sự an toàn, sự phát triển bền vững của mỗi con người, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. An ninh là hạnh phúc.

Như vậy an ninh con người bị chi phối bởi rất nhiều rủi ro phi truyền thống đang đe doạ hằng ngày, nhất là những cá nhân, từ nhà ra đường, trường học, nhà máy, xí nghiệp...

Chúng ta thấy trẻ em, người già, người lao động đang đối diện với nhiều rủi ro, thương tật, chết chóc và số lượng công nhân bị thương, bị thiệt mạng, rồi trẻ em không may qua đời do rất nhiều nguyên nhân phi truyền thống như bạo lực gia đình, đuối nước, thiếu giáo dục đào tạo, thiếu kỹ năng. Rồi an ninh giao thông vô cùng phức tạo ở TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác.

Như ở Bangkok, Jakarta, họ giải quyết vấn đề này nhiều năm nhưng đây là vấn đề rất lớn. Mỗi tháng chúng ta có trung bình 26-30 người chết vì tai nạn giao thông và bằng số đó là bị thương rất nặng. Đấy là mối đe dọa rất lớn.

Tiếp theo là an ninh môi trường, đất, nước, không khí, tiếng ồn đang bị ô nhiễm rất nặng, như ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp Vedan, Formosa, bãi rác Nam Sơn Hà Nội hay ô nhiễm sông Tô Lịch, bao nhiêu năm qua nước đen và ô nhiễm nặng, chúng ta cũng chưa có giải pháp gì cụ thể. Hàng triệu ao, hồ ở Việt Nam nữa.

Cho nên, vấn đề an ninh môi trường cũng là vấn đề đe dọa an ninh con người ở Việt Nam. An ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh sức khỏe do dịch Covid-19 hay còn nhiều dịch bệnh khác nữa gây ung thư, lao phổi, những bệnh gây nhiễm khuẩn khác cho trẻ em. Tất cả những vấn đề đó sẽ đe dọa tới an ninh con người.

Ngoài ra còn an ninh giáo dục, an ninh mạng, an ninh kinh tế, tài chính... Như vậy an ninh phi truyền thống quyết định sự bền vững của mỗi cá nhân con người và chúng ta cần đối phó với nó, tức là phải xây dựng chiến lược, ứng phó với từng mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Đấy là tính cấp thiết cần chúng ta phải trao đổi tại Tọa đàm này cũng như là nghiên cứu gắn với đào tạo, tư vấn chính sách và nâng cao nhận thức của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị, điều hành cả khu vực công và tư trong lĩnh vực này.

Còn theo PGS, TS Đỗ Cảnh Thìn, tất cả chúng ta đều biết, hạt nhân của an ninh truyền thống là an ninh quân sự, an ninh chính trị. Giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống là sự kéo dài của an ninh truyền thống. Những yếu tố của an ninh truyền thống, những đe dọa, thách thức của an ninh truyền thống tất yếu sẽ tác động trở lại sức mạnh của quốc gia, đến sự phát triển bền vững, sự ổn định của quốc gia.

Cho nên, những thách thức của an ninh phi truyền thống không được giải quyết, không được ứng xử đúng, không được ngăn ngừa, ngăn chặn thì tất yếu sẽ chuyển hóa thành vấn đề an ninh truyền thống. Có nghĩa là chúng tác động trực tiếp đến sự ổn định, vững mạnh của một Nhà nước, một chế độ xã hội, sự phát triển của một quốc gia, sự độc lập, thống nhất và chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Và điều đó chúng ta thấy rằng, những yếu tố của an ninh truyền thống đương nhiên ảnh hưởng đến sức mạnh của quốc phòng, sức mạnh của an ninh. Mà sức mạnh của quốc phòng, an ninh là sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Cho nên, nếu chúng ta chủ quan, không quan tâm đến vấn đề an ninh phi truyền thống, những thách thức của an ninh phi truyền thống thì tất yếu chúng chuyển hóa dần từng bước, đến lúc nào đó trở thành thách thức trực tiếp đến vấn đề quốc phòng, an ninh, sức mạnh của quốc gia. Đấy là điều mà chúng ta phải quan tâm...

BD- Theo ND ĐT

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự