Làm rõ hơn các vấn đề về hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 3:52:58 PM

Ngày 19/10, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân Dân phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm trực tuyến, với chủ đề “Nghị quyết 18 và dự án Luật Đất đai (sửa đổi)”. Tham dự có Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; lãnh đạo Ủy ban Pháp luật, Ủy Ban Tài chính của Quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý lĩnh vực pháp luật, đất đai.

Quang cảnh buổi tọa đàm trực tuyến.
Quang cảnh buổi tọa đàm trực tuyến.

Tọa đàm nhằm làm rõ sự phù hợp của nội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Đồng thời, cung cấp những thông tin quý báu cho đại biểu Quốc hội và đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng dự án Luật Đất đại (sửa đổi).

Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Mục đích sửa đổi Luật Đất đai là nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 18 và một số Nghị quyết quan trọng khác của Đảng có liên quan đến đất đai. Sửa đổi Luật cũng đề ra chủ trương mới, tư duy mới trong quản lý đất đai, nhất là trong thể chế hóa công tác quản lý đất đai phù hợp với thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có nhiều nội dung cần thể chế hóa trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, trong đó có bốn nhóm nội dung then chốt là:

Một là, liên quan quy hoạch quản lý đất đai. Đây là công cụ để Nhà nước với tư cách là cơ quan đại diện cho người dân, cho sở hữu toàn dân, thực hiện quy hoạch đất đai góp phần phân bổ tài nguyên quốc gia cho các lĩnh vực phát triển kinh tế; bảo đảm hài hòa tài nguyên đất đai cho các đối tượng sử dụng; bảo đảm phân bổ hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng, văn hóa, môi trường…

Quy hoạch sử dụng đất có ba cấp (quốc gia, tỉnh, huyện). Thông qua quy hoạch đất đai này, tiếp tục khẳng định vai trò của nhân dân, khẳng định sự tham gia của người dân, thể hiện tính dân chủ. Những vấn đề liên quan thu hồi đất, quản lý đất đai phải dựa vào quy hoạch sử dụng đất đai.

Hai là, liên quan đến định giá đất đai, tài chính đất đai. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có một số nội dung quan trọng như: Sẽ thay đổi lại toàn bộ phương pháp định giá đất đai. Hiện chúng ta có rất nhiều bảng giá, khung giá, giá đất cụ thể, nhưng thực tế tính chính xác chưa cao. Lần này, bỏ đi khung giá đất và xác định bảng giá đất hàng năm, đặc biệt phải đổi mới phương pháp định giá để phù hợp giá thị trường...

 

Ba là, liên quan đến quan điểm khi phát triển kinh tế có chuyển dịch đất đai từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề gây bức xúc, khi có tới 60% đến 70% các khiếu nại, tố cáo liên quan.

Chúng ta cần thay đổi khái niệm "giải phóng mặt bằng”, mà hình dung đó là quá trình chuyển dịch kinh tế đi đôi chuyển dịch sử dụng đất, có sự tham gia của người nông dân vào quá trình này. Do đó, phải xem xét để các chính sách đền bù, bồi thường, tái định cư, bảo đảm sinh kế, thu nhập của người dân phải bằng, tốt hơn so với trước khi có dự án. Nói cách khác, trong những chính sách và từng dự án phát triển phải tính ngay đến an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, chia sẻ các lợi ích mang lại từ quá trình phát triển đó.

Bốn là, hiện đại hóa quản lý, tinh gọn bộ máy, phân cấp triệt để, thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ công phục vụ nhân dân. Đó là quá trình chuyển đổi số thông qua xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai toàn diện, tích hợp, đa mục tiêu, trong đó có dữ liệu về giá đất. Mọi dịch vụ cung cấp cho người dân phải được thông qua hệ thống này. Nhờ chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, minh bạch sẽ giúp người dân được quyền biết, giám sát thông tin theo quy định của pháp luật…

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về một số vấn đề được thể hiện trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) theo chủ trương, đường lối tại Nghị quyết số 18 như: việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cần thể hiện rõ mục đích, điều kiện, tiêu chí cụ thể để thu hồi đất…

Theo Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình ba kỳ họp. Cụ thể, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022); cho ý kiến lần hai tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).


BD- Theo ND ĐT

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự