Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Cập nhật: Thứ sáu, 18/11/2022 | 2:55:47 PM
Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt, nỗ lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đi đôi với tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại Lễ phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức sáng 18/11 tại Ninh Bình.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào thi đua. (Ảnh: Trần Hải)
|
Cùng dự có đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau hơn 74 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948), hàng trăm phong trào thi đua yêu nước đã và đang được phát động, tổ chức thực hiện sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trên toàn quốc. Đây là động lực tinh thần mạnh mẽ, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, huy động có hiệu quả sức người, sức của, tạo nên sức mạnh quần chúng rộng lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thi đua yêu nước dần trở thành truyền thống quý báu, một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. Các phong trào thi đua yêu nước đã và đang là động lực tinh thần mạnh mẽ, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, huy động có hiệu quả sức người, sức của, tạo nên sức mạnh quần chúng rộng lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thi đua yêu nước dần trở thành truyền thống quý báu, một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. Các phong trào thi đua yêu nước đã và đang là động lực tinh thần mạnh mẽ, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, huy động có hiệu quả sức người, sức của, tạo nên sức mạnh quần chúng rộng lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng nêu rõ, hôm nay, tại tỉnh Ninh Bình - Cố đô, mảnh đất địa linh nhân kiệt, chúng ta tổ chức sự kiện này hết sức có ý nghĩa. Đây là nút giao đường cao tốc bắc-nam phía đông với đường Đông Tây của tỉnh Ninh Bình mà tỉnh huy động nguồn vốn của tỉnh; kết hợp công trình trọng điểm của Trung ương và địa phương, hành lang kinh tế đông tây và cao tốc bắc-nam, kết nối các di sản.
Địa điểm tổ chức này cũng có ý nghĩa thực tiễn. Hai nội dung quan trọng tại lễ phát động, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là giao thông, vẫn là điểm nghẽn. Cả nước phải chung tay đẩy mạnh phát triển hạ tầng đồng bộ. Đây là nội dung có ý nghĩa thiết thực, đúng về chủ trương, tầm nhìn, hành động, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình phát triển kinh tế. Ý nghĩa thứ hai của sự kiện là tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đây là bức xúc của người dân, xã hội và theo Thủ tướng, vẫn còn tình trạng lãng phí nhiều; tiêu cực liên quan đầu tư công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ phát động. (Ảnh: Trần Hải) |
Thủ tướng khẳng định, nhiệm kỳ này, Chính phủ tập trung phát triển đường cao tốc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu, đến năm 2030 phải có 5.000km đường cao tốc, từ nay đến cuối nhiệm kỳ này phải làm 2.000km đường cao tốc; nhiệm kỳ sau phải làm tiếp 2.000km. Do đó, Trung ương phải huy động nguồn vốn để thực hiện việc này. "Chúng ta quyết tâm dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự nỗ lực của Chính phủ, sử dụng các nguồn vốn đầu tư trung hạn, vốn tiết kiệm chi tăng thu, vốn từ cắt giảm các công trình không cần thiết (5.000 dự án), vốn từ chương trình phục hồi, kết hợp nguồn vốn Trung ương và địa phương với tổng mức 470 nghìn tỷ đồng để phục vụ phát triển hạ tầng giao thông.
Về vấn đề tiết kiệm, Thủ tướng nêu rõ, đây là phong trào, biểu tượng liên quan văn hoá, đạo đức của người Việt Nam. Chúng ta có truyền thống tiết kiệm từ trước đến nay. Tiết kiệm phải đi vào tiềm thức từng người, từng công việc cụ thể, giai đoạn cụ thể, từ những hành động nhỏ nhất đến việc lớn nhất. Theo Thủ tướng, các công trình trọng điểm kéo dài thì sẽ bị đội vốn, đang gây bức xúc trong nhân dân.
Thủ tướng nêu rõ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất”. Thi đua yêu nước là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của đại đoàn kết, do đó chúng ta phải thực hiện đồng bộ, khắc phục các mặt hạn chế. Đây là bài học kinh nghiệm khi làm việc gì cũng phải huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp và nhiều biện pháp. Từ nhận thức, hành động đến hiệu quả là cả quá trình, đòi hỏi phải xuyên suốt, đồng bộ, thống nhất.
Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp cả nước tập trung thi đua thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành công việc hằng ngày của mỗi tổ chức, người dân, doanh nghiệp, qua đó góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Triển khai nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Theo Thủ tướng, khi có hạ tầng giao thông thì sẽ có không gian phát triển mới cho nền kinh tế. Phải rà soát hành lang pháp lý, các cơ chế, chính sách; các hoạt động phải công khai, minh bạch, chống lãng phí. Tập trung thực hiện đầu tư các công trình không được dàn trải, lãng phí. Thủ tướng yêu cầu cần coi trọng công tác truyền thông chính sách; mong phong trào thi đua này và các phong trào thi đua trước đây sẽ đi vào lòng người; mỗi cán bộ đảng viên phải nỗ lực làm tốt nhất có thể, bằng những hành động thiết thực, cụ thể.
Thủ tướng mong các bộ, ngành, địa phương sau sự kiện này tiếp tục phát động các phong trào thi đua ở cơ sở mình, làm sao để cả hệ thống chính trị, toàn dân hưởng ứng, thực hiện tốt các phong trào thi đua; chúng ta phải có kế hoạch sơ kết hằng năm để đánh giá, nhìn lại những việc đã làm được, những việc chưa làm được để rút kinh nghiệm để năm sau tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ sau tốt hơn nhiệm kỳ trước; tiếp tục chọn các công trình, công việc để tổ chức phát động thi đua thiết thực, hiệu quả.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến phát biểu hưởng ứng thi đua. (Ảnh: Trần Hải) |
* Tại lễ phát động, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, Ủy ban, các tổ chức chính trị-xã hội và 48 tổ chức thành viên sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để mọi tầng lớp nhân dân nắm vững mục đích, ý nghĩa, nội dung phong trào thi đua, tạo đồng thuận cao, nhiệt thành ủng hộ các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công thực hiện các công trình dự án. Trọng tâm là đồng thuận ủng hộ công tác bồi thường tái định cư, giải phóng mặt bằng; hòa giải, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh (nếu có) ngay từ cơ sở, trong từng dự án, công trình. Hỗ trợ cao nhất để các công trình, dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng vì lợi ích quốc gia, cộng đồng dân cư và đời sống của người dân…
Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, thấm nhuần lời dạy của Bác: "Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”, "Càng khó khăn thì càng phải thi đua”, mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành giao thông vận tải; cơ quan, đơn vị, các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công quyết tâm: tập trung cao độ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các dự án, các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao bảo đảm chất lượng, tiến độ; góp phần thực hiện thắng lợi Phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
* Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc nêu rõ, tỉnh Ninh Bình có vị trí chiến lược, quan trọng, là cửa ngõ cực nam của khu vực miền bắc, điểm giao thoa của 3 vùng kinh tế: Đồng bằng sông Hồng, duyên hải Bắc Bộ và duyên hải miền trung, là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã tập trung quy hoạch và huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, kết nối đồng bộ và phát huy hiệu quả tối đa các tuyến đường giao thông quốc gia. Từ thực tế của địa phương đã chứng minh đây là chủ trương, quyết sách vô cùng đúng đắn, khi kết cấu hạ tầng được đầu tư đã tạo ra bước chuyển biến, động lực mạnh mẽ để thu hút đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, khẳng định "đường đi đến đâu, văn minh đến đó” và "địa phương nào giao thông phát triển, thì kinh tế-xã hội phát triển”…
Công trình xây dựng đường cao tốc trên địa bàn huyện Tam Điệp. (Ảnh: Trần Hải) |
* Trước Lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm công trường thi công tuyến đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 (đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa).
Thủ tướng thăm hỏi, tặng quà, động viên cán bộ, công nhân trên công trường; đề nghị các đơn vị tập trung máy móc, nhân lực, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp; thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ và tiết kiệm.
Sau khi xem sơ đồ dự án, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp các địa phương nghiên cứu tổ chức thêm các nút giao trên tuyến đường phù hợp để khai thác không gian phát triển mới của các địa phương nơi có tuyến đường đi qua.
BD- Theo ND ĐT
Các tin khác
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.
Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.
Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.