Khai mạc Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Cập nhật: Thứ tư, 12/7/2023 | 4:03:52 PM
Sáng 12/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 24 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày, cho ý kiến về 7 nội dung quan trọng.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp.
|
Dự phiên khai mạc có các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phía khách mời có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Đây là 2 dự án luật đã được Quốc hội quyết định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, bổ sung Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2023. Theo tiến độ, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 và tiến hành biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hai dự án luật này đã được chuẩn bị khá lâu và cho đến nay, theo đề xuất của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đã đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm để các cơ quan, tổ chức hữu quan, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện để có chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, xem xét để kịp thời thể chế hóa Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nước và Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Phiên họp thứ 24 là cho ý kiến bước đầu và đến phiên họp thường kỳ tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này.
Cũng trong thời gian diễn ra phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trong 10 năm qua, phương thức hoạt động của Quốc hội có nhiều thay đổi. Thực tiễn yêu cầu chất lượng hoạt động Quốc hội ngày càng phải được nâng lên. Do đó, việc tổng kết Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN là rất cần thiết.
Ngoài ra, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và cho ý kiến bước đầu về chương trình, nội dung, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Đồng thời, xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2023.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ tài liệu, phát huy kết quả những phiên họp trước, phát biểu sâu và liên tục cho ý kiến để phiên họp thường kỳ tháng 7 có kết quả tốt nhất.
Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành nội dung đầu tiên của phiên họp: cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Các tin khác
.jpg)
Ngày 18/4, tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 568 (Quân khu 3) tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Ban liên lạc) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2025) và 40 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc tại chảo lửa Tây Bắc Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (1985-2025) .

Sáng 18/4, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh để thảo luận phương án sắp xếp cơ quan, tổ chức, đơn vị khi hợp nhất 2 tỉnh và dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc để tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày (ngày 4 và 5/4), tỉnh Phú Thọ đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các cơ sở vui chơi, giải trí dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Bắc Giang đang rốt ráo triển khai các phần việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, thành viên Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh.