Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng tiếp xúc, đối thoại với hội viên cựu chiến binh

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/7/2023 | 2:08:45 PM

Ngày 20/7, đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB). Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Đồng chí Lê Thị Thu Hồng chủ trì hội nghị đối thoại.
Đồng chí Lê Thị Thu Hồng chủ trì hội nghị đối thoại.

Tại buổi tiếp xúc, đối thoại, các CCB nêu nhiều ý kiến tập trung vào 3 nội dung chính, đó là: Những khó khăn trong hoạt động ở cơ sở; công tác phối hợp giữa CCB với các lực lượng khác; công tác cán bộ và chế độ chính sách.

Đồng chí Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch Hội CCB huyện Hiệp Hòa nêu: Hiện nay trên địa bàn thôn, tổ dân phố đang tồn tại nhiều mô hình "tổ tự quản” của công an và các hội đoàn thể, có những hoạt động còn trùng chéo. Đề nghị nghiên cứu sáp nhập một số mô hình để bảo đảm hoạt động hiệu quả.

Ngân sách dành chi cho Hội CCB cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) do HĐND tỉnh quyết định hiện nay là 10 triệu đồng/năm là thấp. Đề nghị HĐND tỉnh nghiên cứu điều chỉnh, nâng mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho hội đoàn thể lên từ 15-20 triệu đồng/năm.

Năm 2019, thực hiện chủ trương sáp nhập thôn nên địa bàn rộng lớn hơn, các tổ an ninh do CCB tự quản hoạt động rất hăng hái nhưng phụ cấp Chi hội trưởng CCB vẫn chỉ có 342.000 đồng/tháng (thôn loại 1), phụ cấp này không đủ tiền chi phí cho hoạt động.

Đồng chí Trần Văn Hợp, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Lạng Giang phản ánh: Hiện nay, Chi hội phó Chi hội CCB không có phụ cấp nào, đề nghị nghiên cứu bổ sung. Hiện nay có rất nhiều tổ chức ở cơ sở trong công tác bảo đảm ANTT, tuy nhiên chưa có sự thống nhất, tổ có phụ cấp, tổ không có dẫn đến tình trạng so sánh, làm giảm hiệu quả của mô hình này.

Theo đồng chí Nguyễn Đức Việt, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Việt Yên, khi  sắp xếp, bố trí cán bộ làm Chủ tịch Hội CCB cấp xã, ưu tiên lấy sĩ quan đã nghỉ hưu, nơi nào không có thì bố trí quân nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhiệm kỳ này, nhiều đồng chí thuộc diện cán bộ công chức cấp xã dôi dư vẫn được bố trí làm Chủ tịch Hội CCB mặc dù địa phương đó không thiếu nguồn sĩ quan nghỉ hưu. Đề nghị có biện pháp, lộ trình khắc phục. 

Đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu nêu ý kiến.

Đồng chí Chu Văn Lẹt, Chủ tịch Hội CCB xã Đại Sơn (Sơn Động) cho biết, nhiều hội viên rất muốn đầu tư sản xuất kinh doanh để thoát nghèo nhưng nguồn vốn khó khăn, thủ tục còn phức tạp. Đồng chí đề nghị cấp trên chỉ đạo các cơ quan quan tâm, dành một phần vốn cho hội viên sinh sống ở vùng cao Sơn Động vay ưu đãi để hình thành mô hình kết hợp phát triển cây ăn quả, cây hương liệu, nuôi con đặc sản, mỗi mô hình từ 100-300 triệu đồng, thời gian vay 3 năm sau đó luân chuyển cho hội viên khác.

Nhiều ý kiến đề nghị giải thích lý do vì sao cắt 25% phụ cấp công vụ của Chủ tịch Hội CCB cấp xã; đề nghị các cấp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy vi tính bảo đảm gửi được văn bản, tài liệu qua Internet chứ không đơn thuần là soạn thảo văn bản, đánh máy chữ.

Tại đây, đại diện các cơ quan: Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo hiểm xã hội tỉnh… đã có ý kiến giải đáp những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Việc cắt 25% phụ cấp công vụ đối với chức danh Chủ tịch Hội CCB cấp xã đang hưởng chế độ hưu trí được quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, từ ngày 1/8/2023 sẽ được hưởng theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.

Hiện nay có rất nhiều đội tự quản nhưng chưa đồng nhất về chế độ chính sách, chưa có cơ chế phối hợp. Công an tỉnh đã có văn bản về việc khảo sát thực tế để có phương án sáp nhập, kiện toàn, sắp xếp các tổ để không trùng chéo, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Về kinh phí, mức chi cho các mô hình tổ chức quần chúng, Công an tỉnh đã tham mưu đề xuất, báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh để bố trí, cân đối sao cho phù hợp giữa các mô hình…

Đại diện Công an tỉnh giải đáp một số vấn đề.

Đại diện Công an tỉnh giải đáp một số vấn đề.

Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Thị Thu Hồng khẳng định và ghi nhận những đóng góp quan trọng của Hội CCB các cấp và các hội viên CCB trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Đồng chí mong muốn Hội CCB sẽ là tổ chức gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, mọi phong trào của tỉnh; từng hội viên phát huy tinh thần Bộ đội Cụ Hồ, tính tiền phong gương mẫu, tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện chức năng giám sát, nhất là trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Tích cực tuyên truyền, vận động, giải thích cho cán bộ, hội viên và nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án.

Làm rõ thêm về ý kiến của đại biểu liên quan đến một số xã sắp xếp đội ngũ chủ tịch Hội CCB không chọn sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp, đồng chí Lê Thị Thu Hồng cho biết: Thực hiện chủ trương của Trung ương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, Bắc Giang giảm 21 đơn vị, hiện còn 209 xã, phường, thị trấn. Cùng với Đề án đưa công an chính quy về xã nên có khá nhiều cán bộ dôi dư. (hơn 1.000 cán bộ). Vì vậy, tỉnh đã nghiên cứu ưu tiên để sắp xếp đội ngũ này bảo đảm khoa học, hợp lý.

Hiện nay, CCB đang hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Có ý kiến cho rằng "Bắc Giang mấy năm nay rất phát triển, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu cả nước, ngân sách thu cao tại sao hỗ trợ cho hoạt động đoàn thể vẫn thấp?”. Về nội dung này, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết: "Nguồn thu ngân sách tỉnh tập trung chủ yếu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện nay chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, tổ dân phố của Bắc Giang cao hơn so với một số tỉnh giàu khác. Tuy nhiên, với vai trò Chủ tịch HĐND tỉnh, tôi tiếp thu ý kiến này, giao Ban Dân vận Tỉnh uỷ và Uỷ ban MTTQ tỉnh nghiên cứu, tham mưu, đề xuất”.

Đồng chí giao Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội CCB tỉnh tiếp thu toàn bộ ý kiến tại hội nghị, từ đó phân loại, xem xét, đề nghị cơ quan chức năng có văn bản trả lời.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục