Từ mùa Thu năm ấy

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/8/2023 | 2:06:55 PM

Hằng năm mỗi độ Thu về, an toàn khu thứ hai (ATK II) Hiệp Hòa - một căn cứ địa thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám lại được nhắc đến như một minh chứng không thể thiếu của lịch sử. 16 xã nơi này là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng năm xưa.

Khách tham quan Nhà trưng bày truyền thống ATK II Hiệp Hòa. Ảnh: TTXVN.
Khách tham quan Nhà trưng bày truyền thống ATK II Hiệp Hòa. Ảnh: TTXVN.

Vùng "đất đỏ” kháng chiến

Trước Cách mạng Tháng Tám, ATK II Hiệp Hòa là cửa ngõ, phên dậu án ngữ hai vùng chiến lược trọng yếu giữa châu thổ sông Hồng với vùng rừng núi Việt Bắc rộng lớn. Với vị trí địa lý thuận lợi, nơi đây được xác định là căn cứ đặc biệt quan trọng bảo đảm an toàn cho các cơ quan đầu não, bảo vệ cán bộ chủ chốt của Đảng, giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Xứ ủy Bắc Kỳ và Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ được liên tục, thông suốt, kịp thời. Những chứng tích lịch sử nay còn đó, đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt như nhắc nhớ về những ngày không quên của dân tộc.

Di tích lịch sử đình Chợ Vân, nơi diễn ra các cuộc mít tinh tuyên truyền cách mạng vào tháng 3/1945 với sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương.

Di tích lịch sử đình Chợ Vân, nơi diễn ra các cuộc mít tinh tuyên truyền cách mạng vào tháng 3/1945 với sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương.

Đây nhà cụ Đồ Ba ở làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân - nơi đồng chí Hoàng Quốc Việt về gây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên ở Hiệp Hòa tháng 8/1938. Nhà ông Nguyễn Văn Chế ở xóm Đá, xã Hoàng Vân - nơi Trung ương Đảng khai mạc lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ một số tỉnh thuộc Bắc Kỳ ngày 19/11/1942. Nhà cụ Lý Đông- nơi Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ lần thứ nhất từ ngày 15 đến 20/4/1945 để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 

Đền Soi - nơi Trung ương Đảng mở nhiều lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ các tỉnh về phương pháp khởi nghĩa giành chính quyền. Đình Vân Xuyên - nơi diễn ra nhiều cuộc mít tinh cách mạng và là nơi xuất phát của lực lượng vũ trang đi giành chính quyền ở huyện lỵ Hiệp Hòa ngày 1/6/1945. Còn đó đình Chợ Vân nơi ngày 15/3/1945, đồng chí Lê Thanh Nghị và Nguyễn Trọng Tỉnh đã đứng tuyên truyền, hiệu triệu quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Còn nữa, đình Xuân Biều (xã Xuân Cẩm) vào ngày 12/3/1945 diễn ra cuộc mít tinh giành chính quyền cấp xã đầu tiên trong Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh Bắc Giang và là một trong những cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp xã sớm trên toàn quốc.

Cũng tại Vân Xuyên, đêm 1/6/1945, đội tự vệ tổng Hoàng Vân cùng lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Giang tập trung ở đình Vân Xuyên tiến vào huyện giành chính quyền, thành lập chính quyền cách mạng, đưa huyện trở thành địa phương được giải phóng sớm nhất của hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh trước ngày Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945).

ATK II Hiệp Hòa cũng là nơi mà người dân một lòng một dạ đi theo cách mạng, tích cực nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho nhiều cán bộ cấp cao của Đảng. Bồi hồi nghĩ về mùa Thu cách mạng, cụ Ngọ Chúc, một sĩ quan quân đội (85 tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng) ở thôn Sơn Trung, xã Hòa Sơn kể: "Năm 1945, tôi vẫn còn nhỏ, những sự kiện lịch sử tôi không nhớ rõ, nhưng nạn đói năm đó thì không thể nào quên. Mọi người bảo đói là do đế quốc phong kiến bóc lột, vì vậy muốn hết đói chỉ có cách là đi theo cách mạng thôi. 

Nghe tin ở xóm Đỏ bên Hoàng Vân có ông Hoàng Quốc Việt về, vậy là "cách mạng đã về đến đó rồi”, "Cờ đỏ búa liềm của Đảng cũng đã cắm trên đỉnh núi Y Sơn của xã ta mấy năm trước, cách mạng chẳng mấy mà về đến làng mình đâu". Được nghe tuyên truyền, người dân Hòa Sơn nhanh chóng gia nhập Hội thợ cày, thợ cấy, đoàn kết cùng nhau xây dựng lực lượng, một lòng một dạ tin tưởng, đi theo cách mạng, góp một phần vào thành công của Cách mạng Tháng Tám".

Mùa Thu nay khác rồi

Từ mùa Thu ấy đến mùa Thu này đã tròn 78 năm, thời gian qua đi, vùng đất ATK II Hiệp Hòa hôm nay đã vươn mình cùng với sự đổi mới của cả nước. Đi dưới trời Thu tháng Tám, trên những con đường làng thênh thang mới mở, qua những làng quê nông thôn mới từ Quang Minh, Hợp Thịnh vòng qua Mai Trung, Hương Lâm, Bắc Lý sang đến Hòa Sơn mới cảm nhận được sự trỗi dậy mạnh mẽ của nơi này. 16 xã ATK đều đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Xuân Cẩm, Hoàng Vân, Hòa Sơn… đang phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao. 

Giáo dục truyền thống cho học sinh tại Nhà trưng bày ATK II Hiệp Hòa.

Giáo dục truyền thống cho học sinh tại Nhà trưng bày ATK II Hiệp Hòa.

Đồng chí Dương Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết: "Địa phương tự hào là một trong những nơi có Di tích cấp Quốc gia đặc biệt chùa Y Sơn (nơi đây vào ngày 22/2/1940, đồng chí Lê Hoàng, Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Chi bộ Đảng Hoàng Vân tổ chức diễn thuyết nêu nhiệm vụ chuẩn bị tiến lên giành chính quyền). Trước kia là xã nhỏ, vùng lõm của huyện, giao thông đi lại khó khăn, bà con sinh sống tản mát ở 15 thôn. Phát huy truyền thống cách mạng năm xưa, Hòa Sơn nay đã đổi mới nhanh chóng nhờ cuộc cách mạng nông thôn mới, hiện sáp nhập chỉ còn 4 thôn với 1.438 hộ, 6.700 nhân khẩu. 

Từ mùa Thu ấy đến mùa Thu này đã tròn 78 năm, thời gian qua đi, vùng đất ATK II Hiệp Hòa hôm nay đã vươn mình cùng với sự đổi mới của cả nước. Đi dưới trời Thu tháng Tám, trên những con đường làng thênh thang mới mở, qua những làng quê nông thôn mới từ Quang Minh, Hợp Thịnh vòng qua Mai Trung, Hương Lâm, Bắc Lý sang đến Hòa Sơn mới cảm nhận được sự trỗi dậy mạnh mẽ của nơi này. 16 xã ATK đều đạt chuẩn nông thôn mới; các xã Xuân Cẩm, Hoàng Vân, Hòa Sơn… đang phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao.

Việc sáp nhập không chỉ giúp bà con xích lại gần hơn, tạo sự gắn kết mà còn huy động được nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, xã về đích năm 2020". Điện, đường, trường, trạm tươi mới. Đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao như nói vui của cụ Ngọ Chúc: "Trước Cách mạng Tháng Tám không có cái để ăn nên chết đói, nay thì có mà không ăn được, làng trên xóm dưới chả nhà nào thiếu đói nữa rồi. Đó là nhờ ơn cách mạng cả đấy chứ”.

Con sông Cầu ầm ập nước cho những bãi bồi phù sa màu mỡ, xanh mướt lúa, ngô, khoai mang đến một diện mạo nông nghiệp mới cho ATK II Hiệp Hòa. Vẫn là những chân ruộng ấy, cánh đồng ấy nhưng nay đã được dồn đổi, đưa công nghệ, chất xám, máy móc vào sản xuất. Bên cạnh hàng loạt sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã minh chứng cho điều này. 

Rau cần VietGAP Hoàng Lương đã lên máy bay xuất ngoại, đặc sản nếp cái hoa vàng Thái Sơn nổi tiếng khắp vùng; nho công nghệ cao ở Thường Thắng, Danh Thắng; bánh chưng Vân (Hoàng An, Hoàng Vân); lợn nuôi thảo dược của HTX Bình Minh, xã Thường Thắng… cũng liên tục được nhắc đến mỗi khi về Hiệp Hòa.

Lớp trẻ trên quê hương cách mạng.

Lớp trẻ trên quê hương cách mạng.

Đứng trên bờ đê ngắm những cây cầu in bóng xuống dòng sông mơ màng thấy náo nức trong lòng. Trên dải sông này, 4 cây cầu bê tông ngày ngày tấp nập người qua lại sang Bắc Ninh, ra Thủ đô Hà Nội, lên Thái Nguyên… đưa lao động đến các khu công nghiệp một cách thuận tiện, nhanh chóng. Cách đó không xa, tại địa phận xã Hòa Sơn một cây cầu nữa cũng chuẩn bị hợp long nối sang TP Phổ Yên (Thái Nguyên) sẽ phá thế đường cộc, vùng lõm nơi này. 

Đâu chỉ có những cây cầu thay thế những bến đò, bến phà xưa, hàng loạt tuyến giao thông kết nối cũng hiện diện. Đường tỉnh 295 đã được mở rộng, nâng cấp; đường vành đai 4 xe chạy bon bon; đường trục Bắc Nam từ thị trấn Thắng đến xã Xuân Cẩm theo tiêu chuẩn đường đô thị cũng được xây dựng… 

Chuyển mình theo những công trình giao thông, ATK II nay đã có Khu công nghiệp Hoà Phú với diện tích 293 ha, có 10 cụm công nghiệp với diện tích hơn 600 ha trong đó 4 cụm đã đi vào hoạt động thu hút hàng nghìn lao động đến làm việc. Dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đời sống người dân chắc chắn sẽ khấm khá hơn.

Tập trung phát triển kinh tế nhưng Hiệp Hòa không quên bảo tồn, phát huy, giữ gìn những giá trị truyền thống lịch sử cách mạng. Đồng chí Nguyễn Quang Chính, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Huyện uỷ cho biết: "Xác định ATK II là vùng trọng tâm du lịch, địa phương chú trọng phát triển du lịch tâm linh và du lịch truyền thống gắn với các di tích quốc gia đặc biệt. 

Bởi thế, hàng loạt các di tích đã được đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp, phục dựng với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Những giá trị truyền thống cách mạng cũng được truyền đạt cho thế hệ trẻ khi huyện đưa vào giáo án lịch sử ở các trường phổ thông trong toàn huyện; qua xuất bản sách, in bản đồ, băng đĩa và bồi dưỡng đào tạo giáo viên dạy lịch sử địa phương… là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc".

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc.

Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp để xem xét, quyết định một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục