Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật
- Cập nhật: Thứ năm, 24/8/2023 | 3:48:43 PM
Ngày 24/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 để thảo luận các dự án luật: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
|
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ dự phiên họp.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021- 2025) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030), Chính phủ đã tập trung vào 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế. Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 19 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; trình Quốc hội thông qua 35 luật, pháp lệnh, nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 400 văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững; xử lý những vấn đề đã có quy định, nhưng thực tiễn vượt qua; bổ sung, hoàn thiện, tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới đặt ra.
Trước Phiên họp này, Thường trực Chính phủ đã có các cuộc họp để thảo luận, lắng nghe cơ quan chủ trì báo cáo; ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chủ thể liên quan về 4 dự án Luật kể trên. Tại phiên họp này, Chính phủ tiếp tục thảo luận để hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội xem xét.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận xây dựng các Luật theo hướng: tăng cường phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh; giảm thủ tục hành chính; tháo gỡ các vướng mắc mà thực tiễn đặt ra; những vấn đề mới xuất hiện, cần hoàn thiện cần bổ sung; sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan để mỗi việc chỉ mỗi cơ quan chủ trì…
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là những nội dung quan trọng, khó, có tác động đến nhiều đối tượng; cần triển khai gấp. Do đó, các đại biểu cần tập trung trí tuệ, thảo luận về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tiến độ, chất lượng của Phiên họp.
Các tin khác
.jpg)
Ngày 18/4, tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 568 (Quân khu 3) tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Ban liên lạc) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2025) và 40 năm tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc tại chảo lửa Tây Bắc Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (1985-2025) .

Sáng 18/4, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh để thảo luận phương án sắp xếp cơ quan, tổ chức, đơn vị khi hợp nhất 2 tỉnh và dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Thực hiện Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc để tang nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày (ngày 4 và 5/4), tỉnh Phú Thọ đã có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, các cơ sở vui chơi, giải trí dừng, hoãn tổ chức các chương trình nghệ thuật, hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Bắc Giang đang rốt ráo triển khai các phần việc theo chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, thành viên Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh.