Gỡ vướng mâu thuẫn văn bản pháp luật sẽ khắc phục được tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm
- Cập nhật: Thứ tư, 1/11/2023 | 3:22:13 PM
Khắc phục những bất cập, chồng chéo và khó thực hiện trong hệ thống pháp luật sẽ góp phần giúp khắc phục vấn đề cán bộ sợ trách nhiệm, không dám làm. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 1/11.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Tao Văn Giót. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
|
Nêu ý kiến về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Tao Văn Giót (Lai Châu) nhấn mạnh, qua rà soát 523 văn bản cho thấy phần lớn văn bản đảm bảo đồng bộ khả thi. Tuy nhiên, có những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, vướng mắc, gây khó khăn. Kết quả rà soát cho thấy, việc sớm nghiên cứu sửa đổi những văn bản này là cần thiết và phải sớm triển khai.
Đối với các dự án luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 7, đại biểu Tao Văn Giót đề nghị Chính phủ cần tập trung chỉ đạo ngay việc xây dựng dự thảo các nghị định từ bây giờ. "Vì luật thông qua nhưng còn thời gian chờ để có hiệu lực và ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, nhất là đối với Luật Đất đai”, đại biểu nhấn mạnh.
Đối với các dự án luật chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024, đại biểu Tao Văn Giót đề nghị Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật trong năm 2024. "Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật, Luật Trồng trọt, Luật An toàn thực phẩm mặc dù những nội dung vướng mắc không nhiều nhưng chỉ cần vướng một nội dung là vướng hết tất cả các khâu, nhất là Luật Lâm nghiệp”, đại biểu chỉ rõ.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Nguyễn Trường Giang. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tranh luận về những ý kiến cho rằng hệ hống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho biết, thực hiện ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận ở tại các kỳ họp trước đây, Quốc hội đã giao Chính phủ tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đã có báo cáo tại kỳ họp này.
Theo đại biểu đoàn Đắk Nông, qua kết quả rà soát của Chính phủ và đánh giá độc lập của các cơ quan của Quốc hội cho thấy, về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật được rà soát và nội dung qua rà soát phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo không nhiều. Hầu hết các các nội dung còn lại qua rà soát được chỉ ra là có bất cập do được ban hành khá lâu, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi dẫn đến một số quy định không còn phù hợp. Bên cạnh đó, có nội dung được cho là vướng mắc, song thực chất là do nhận thức, do văn bản quy định chi tiết chưa được ban hành đầy đủ hoặc chưa triển khai thực hiện đúng, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của luật.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang nêu rõ, với gần 70 % nội dung được phát hiện có bất cập, vướng mắc trong luật và thuộc các dự án luật đã có ở trong chương trình, kỳ họp lần này có rất nhiều nội dung đã được trình Quốc hội như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản… Trong các nội dung đó, các nội dung của văn bản dưới luật được phát hiện có mâu thuẫn, chồng chéo và vướng mắc, bất cập. Một số nội dung chưa phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, có trường hợp chưa kịp thời cập nhật nội dung sửa đổi của các văn bản cơ quan nhà nước cấp trên.
"Tuy nhiên, một số nội dung được nhận định là chưa chính xác, một số nội dung vướng mắc, bất cập là do chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và một số nội dung nhận định là vướng mắc, bất cập nhưng thực chất là vấn đề quan điểm chính sách”, đại biểu Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.
Tranh luận với ý kiến của đại biểu Nguyễn Trường Giang về vấn đề rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) cho biết, tháng 6 năm 2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 101/2023/QH15. "Đây là Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 5, trong đó có nội dung rà soát để xem xét nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng trì trệ, không dám làm của các cán bộ”, đại biểu Lê Xuân Thân nhấn mạnh.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa Lê Xuân Thân. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, bên cạnh việc sợ trách nhiệm, không dám làm của các cán bộ, còn có nguyên nhân khác là từ những quy định không rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo của văn bản quy phạm pháp luật. "Do đó, trong khoảng thời gian rất ngắn, từ tháng 7- tháng 9 vừa qua, các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai và rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu ở lĩnh vực luật, Nghị định, Thông tư chưa có văn bản của các địa phương. Qua kết quả rà soát, tỷ lệ chồng chéo có nhưng không cao”, đại biểu đoàn Khánh Hòa nói.
Đại biểu Lê Xuân Thân cho rằng, chưa nhìn nhận được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ không dám làm và pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, "địa phương phải hỏi Trung ương, tỉnh phải hỏi Bộ trưởng, rất nhiều vấn đề chưa rõ vì văn bản”. Do đó, cần phải rà soát kỹ các nội dung cụ thể.
Tại phiên họp, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đề cập đến vấn đề cán bộ sợ sai, không dám làm là nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong thực hiện giải ngân đầu tư công. "Qua giám sát, có thực trạng là hiện nay, có một số vấn đề, quy định pháp luật có nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất giữa cán bộ thi hành với người giám sát”, đại biểu Tạ Văn Hạ nêu ý kiến thảo luận.
Đại biểu lấy ví dụ, đối với việc xác định giá trị đất đai trong các vụ án, sai phạm, có những trường hợp xác định giá trị tại thời điểm khởi tố vụ án, nhưng có quan điểm cần xác định giá trị thất thoát tại thời điểm xảy ra vụ việc. Đại biểu cho rằng, việc không thống nhất trong cách hiểu pháp luật chính là một trong những nguyên nhân khiến cán bộ sợ sai, không dám làm.
Đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, cần rà soát, nghiên cứu, đảm bảo thống nhất cách hiểu các văn bản pháp luật, đồng thời, trong công tác xây dựng pháp luật, cần sử dụng ngôn từ dễ hiểu để người dân có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu và tuân thủ pháp luật một cách nhất quán.
Các tin khác
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.
Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.
Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.