Đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch, đề án quan trọng của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/12/2023 | 2:54:07 PM

Chiều 27/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch, đề án của MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy giao và kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy với Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024. Đồng chí Phạm Văn Thịnh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì.

Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Thực hiện nhiệm vụ của BTV Tỉnh ủy giao, năm 2022, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã phối hợp xây dựng các kế hoạch, đề án quan trọng như: Kế hoạch "Phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới”; Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội viên hội CCB trong hoạt động tự quản bảo đảm an ninh, trật tự từ cơ sở, giai đoạn 2022-2025”; Đề án "Nhà trọ công nhân an toàn, văn minh”, giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh”; Đề án "Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ thực hiện thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025”; Đề án "Hội Nông dân các cấp làm nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị; xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025”; Đề án "Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

Nhìn chung, đến nay việc triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án được các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Quá trình thực hiện các kế hoạch, đề án, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, linh hoạt, sáng tạo trong cách làm; huy động được sức mạnh của toàn dân; các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Đề án được thực hiện đúng tiến độ thời gian đề ra. Qua đó đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương trong năm 2022, 2023.

Cụ thể, MTTQ các cấp tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tập hợp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường phối hợp vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy hiệu quả nhóm zalo tuyên truyền, trang Fanpage của MTTQ tỉnh để kịp thời nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, phát huy vai trò của người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền, tư vấn pháp luật; tổ chức các chương trình: Sân chơi Văn hoá "Giờ thứ 9", Liên hoan các CLB nhà trọ công nhân, Ngày hội tháng 5, Giải bóng đá, hội thi xóm trọ thanh niên công nhân văn hóa... Đặc biệt, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả phần mềm "Quản lý nhà trọ"; 100% chủ nhà trọ và công nhân thuê trọ được hướng dẫn và cài đặt phần mềm "Quản lý nhà trọ” trên điện thoại.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về thu gom, phân loại, đổ rác thải sinh hoạt đúng quy định; phối hợp với mỗi huyện, hành phố lựa chọn 1 xã/phường/thị trấn để triển khai điểm Đề án; 209/209 cơ sở phối hợp lựa chọn 209 thôn, tổ dân phố triển khai điểm thực hiện Đề án.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị cho cán bộ cấp ủy, chính quyền và hội cơ sở, các chủ thể sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; phối hợp với Sở Công Thương tư vấn, hướng dẫn đưa các sản phẩm OCOP tham gia sàn giao dịch điện tử, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP…

Hội CCB tỉnh phối hợp với Công an tỉnh ban hành hướng dẫn quy trình, thủ tục xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng tổ tự quản về ANTT của chi hội CCB ở cơ sở. Đến nay, có 209/209 xã, phường, thị trấn với 2.127/2.127 chi hội CCB xây dựng, ra mắt 2.137 tổ tự quản về ANTT.

Đồng chí Phạm Văn Thịnh phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Phạm Văn Thịnh phát biểu kết luận hội nghị.

Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, UBND các huyện, thành phố thành lập 209 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã với gần 3.700 thành viên và 2.129 tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn với sự tham gia của hơn 12.500 thành viên. Trong đó 100% tổ công nghệ số cộng đồng các cấp có sự tham gia của cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên; phối hợp với Tổng Công ty Viễn thông MobiFone xây dựng Cẩm nang du lịch số tỉnh Bắc Giang và ứng dụng công nghệ số hóa các địa điểm du lịch có đông du khách thăm quan.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng, công tác tuyên truyền có lúc, có việc chưa thực sự hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, cơ sở chưa thực sự sâu sát, chưa có sự đeo bám, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội một số địa phương chưa thực sự chủ động trong việc tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch, đề án. Một số cơ quan liên quan chưa tích cực phối hợp trong công tác này.

Về công tác phối hợp dân vận giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy với Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh năm 2023, các đại biểu đánh giá, công tác phối hợp tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận đã được quan tâm, nhất là phối hợp triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội được BTV Tỉnh ủy giao.

Bên cạnh đó, tích cực phối hợp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua "Dân vận khéo" và triển khai thực hiện Đề án "Tổ dân vận cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh”; phối hợp kiểm tra, giám sát các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phản biện, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của chính quyền.

Tuy nhiên, công tác phối hợp nắm tình hình nhân dân, nhất là những bức xúc, những vụ việc phức tạp có lúc, có việc chưa kịp thời. Việc triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo", nhân rộng mô hình, điển hình "Dân vận khéo" liên quan đến ngành, lĩnh vực ở một số nơi kết quả chưa cao. Việc phối hợp trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa nhiều.

Tại hội nghị, các đại biểu nghe đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy quán triệt, triển khai thực hiện Đề án số 19-ĐA/TU, ngày 27/10/2023 của BTV Tỉnh ủy về tập hợp công nhân lao động và phát triển đoàn viên, hội viên, các tổ chức chính trị - xã hội tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 301-NQ/TU, ngày 9/10/2023 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong DN ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023- 2030.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Văn Thịnh nhấn mạnh, trong thời gian tới, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội quan tâm thực hiện các cuộc điều tra xã hội học để nắm bắt kịp thời tâm tư, nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó có những đề xuất, tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành hợp lý, hiệu quả.

Tăng cường giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền các cấp. Trong đó, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội phối hợp chặt chẽ, tập trung giám sát những lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Nâng cao chất lượng các trang thông tin điện tử của các đơn vị. Trước mắt, tập trung xây dựng trang website "Công nhân Bắc Giang” để kịp thời phục vụ công tác tuyên truyền, kết nối lực lượng công nhân trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những kết quả đạt được trong việc thực hiện các kế hoạch, đề án đã được BTV Tỉnh ủy giao, với những khối lượng, phần việc cụ thể; chỉ rõ những tồn tại, hạn chế. Từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội; sự vào cuộc, hỗ trợ tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác này.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự