Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Xứng tầm địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/1/2024 | 8:18:32 AM

Chưa đầy hai tháng nữa, Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2024) sẽ diễn ra. Huyện đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục, công trình, chuẩn bị các điều kiện để đón du khách.

Đền thờ Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân đã hoàn thành, dự kiến lắp đặt nội thất vào ngày 25/1.
Đền thờ Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân đã hoàn thành, dự kiến lắp đặt nội thất vào ngày 25/1.

Nhiều công trình vượt tiến độ

Dự án xây dựng đền thờ Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế cùng công trình phụ trợ được khởi công xây dựng từ ngày 15/11/2023 với tổng mức đầu tư hơn 110 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa. Trên diện tích gần 1,5 ha, đền thờ cùng các hạng mục phụ trợ gồm: Nhà tả vu, hữu vu, lầu chuông, lầu trống, nghi môn, nhà thủ từ, nhà che mộ bà Hoàng Thị Thế thuộc diện tích mở rộng của Khu di tích lịch sử Khởi nghĩa Yên Thế, thị trấn Phồn Xương. 

Đền thờ Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân đã hoàn thành, dự kiến lắp đặt nội thất vào ngày 25/1.

Đền thờ Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân đã hoàn thành, dự kiến lắp đặt nội thất vào ngày 25/1.

Ngay sau lễ khởi công, nhà thầu thường xuyên duy trì hơn 100 công nhân cùng hàng chục máy móc, phương tiện làm việc 3 ca/ngày. Nhờ đó đến nay, công trình đã hoàn thành, dự kiến lắp đặt nội thất vào cuối tháng 1. Các hạng mục phụ trợ cũng đang được nhà thầu gấp rút hoàn thiện, một số hạng mục đã cơ bản hoàn thành gồm: Nhà tả vu, hữu vu, thủ từ. 

Ông Đặng Đình Duy, Giám đốc Công ty TNHH Tu bổ, tôn tạo và xây dựng Duy Linh cho biết: "Với tiến độ như hiện nay, dự kiến đến ngày 7/2 (tức 28 tháng Chạp), chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ dự án, vượt tiến độ 3 tháng. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Công ty sẽ tập trung chỉnh trang các hạng mục để bàn giao”.

Khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 - 1913) là một trong những cuộc khởi nghĩa bền bỉ, oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện trên vùng đất Yên Thế vẫn còn lưu giữ nhiều di tích của cuộc khởi nghĩa. Đó không chỉ là những di sản vô giá của lịch sử mà còn là địa chỉ đỏ phục vụ tham quan du lịch; giáo dục truyền thống trong hành trình về nguồn của các thế hệ người Việt Nam. 

Với tầm vóc lịch sử của cuộc Khởi nghĩa Yên Thế, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế. 23 điểm di tích tại các huyện: Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng được xếp hạng, trong đó huyện Yên Thế có 9 điểm gồm: Đồn Phồn Xương, đền Thề, đồn Hố Chuối, chùa Lèo, đồn Hom, đình Dĩnh Thép, đền Cầu Khoai, chùa Thông, động Thiên Thai. 

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vốn hỗ trợ tu bổ di tích lịch sử - văn hóa tỉnh, năm 2023, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức tu bổ 3/9 điểm di tích gồm: Động Thiên Thai (xã Hồng Kỳ), chùa Dĩnh Thép (xã Tân Hiệp), chùa Thông (xã Đồng Lạc) với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Ông Triệu Văn Phượng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết hiện cả 3 công trình đã hoàn thành; các điểm di tích còn lại, phòng phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức chỉnh trang sạch đẹp, sẵn sàng đón du khách.

Các khâu chuẩn bị rõ người, rõ việc

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế được tổ chức trong 3 ngày (từ 15 đến 17/3/2024 tức mùng 6 đến mùng 8/2 âm lịch). Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như: Lễ tế, lễ dâng hương, lễ phóng ngư - thả điểu; triển lãm, trưng bày sinh vật cảnh; Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2024; giải chọi dê; các giải thể thao (bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co). 

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao như: Lễ tế, lễ dâng hương, lễ phóng ngư - thả điểu; triển lãm, trưng bày sinh vật cảnh; Giải vô địch Anh tài Vật dân tộc quốc gia năm 2024; giải chọi dê; các giải thể thao (bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co).

Trong khuôn khổ lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trưng bày các tài liệu, hiện vật về cuộc khởi nghĩa; UBND huyện Yên Thế tổ chức nhiều sự kiện như: Hội diễn văn nghệ quần chúng, hội trại thanh niên, hội chợ thương mại du lịch, các trò chơi dân gian… Qua đó, nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, độc lập tự cường; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân, du khách về dự lễ hội.

Cùng Ban tổ chức (BTC) cấp tỉnh, UBND huyện Yên Thế cũng thành lập BTC cấp huyện, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương, phân công rõ người, rõ việc. Tiểu ban an ninh xây dựng kế hoạch chi tiết để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp trước và trong thời gian diễn ra lễ hội. Đối với các hạng mục trong dự án xây dựng đền thờ Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân, UBND huyện giao cán bộ "3 cùng” với nhà thầu, kịp thời nắm bắt tiến độ, giải quyết vướng mắc trong quá trình thi công. 

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế là dịp để tuyên truyền, quảng bá các giá trị tốt đẹp về văn hóa, lịch sử; tiềm năng du lịch của huyện, tạo điểm nhấn trong thu hút du khách. BTC cấp huyện thường xuyên yêu cầu các tiểu ban báo cáo tiến độ hằng ngày để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, chuẩn bị chu đáo để lễ hội diễn ra trang trọng, tươi vui, ý nghĩa.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng.

Các đồng chí: Mai Sơn, Lâm Thị Hương Thành tặng hoa chúc mừng cán bộ, công chức Sở GD&ĐT nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Sáng 20/11, các đồng chí: Mai Sơn, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số đơn vị.

Các đại biểu dự Ngày hội.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 17/11, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cẩm Hoàng, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Hiệp Hòa.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự