Truyền thông quốc tế đánh giá tiềm năng và lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/2/2022 | 10:17:18 AM

Trang mạng digitimes.com.tw của Đài Loan (Trung Quốc) vừa đăng bài phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, trong đó đánh giá, dù phải trải qua năm 2021 đầy thách thức nhưng kinh tế Việt Nam đã không bị kìm hãm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, mà vẫn tiếp tục duy trì triển vọng tích cực, giữ vững vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu trong năm 2022. TTXVN dẫn bài viết nhận định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn do chi phí sản xuất thấp.

Lắp ráp điện thoại thông minh tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. (Ảnh: TTXVN)
Lắp ráp điện thoại thông minh tại Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. (Ảnh: TTXVN)

Theo đánh giá của tác giả bài viết, nền kinh tế Việt Nam có quy mô đứng thứ 40 thế giới và thứ 4 trong ASEAN. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam đã vượt qua nhiều cường quốc và đứng trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động. Về điện tử, Việt Nam đứng thứ 9 thế giới về xuất khẩu và gia công phần mềm, đứng thứ 6 trong lĩnh vực trò chơi máy tính. Nhiều dữ liệu cho thấy ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển.

Trong lĩnh vực sản xuất ô-tô, Việt Nam đang có xu thế rõ rệt chuyển hướng sang phát triển xe điện. Dự đoán, đến năm 2030, người Việt Nam sẽ mua một triệu xe mỗi năm và số lượng xe điện sẽ còn tăng lên. Theo thăm dò của công ty Frost & Sullivan, đến năm 2030, xe điện và xe hybrid (sử dụng cả xăng và điện) sẽ chiếm 30% tổng doanh số bán xe. Những thay đổi trong chuỗi sản xuất ô-tô đã mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng linh kiện xe điện toàn cầu.

Bài viết cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vị thế của đất nước trong thương mại toàn cầu, chuỗi cung ứng của Việt Nam đang liên tục phát triển và trở thành lựa chọn ưu tiên cho sản xuất trong khu vực. Ngày càng có nhiều công ty tìm cách đầu tư vào khu vực ASEAN hoặc các thị trường khác. Trong số các quốc gia có ưu thế cạnh tranh về đầu tư, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn hiệu quả ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt khoảng 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Tuy con số này thấp hơn so mức hơn 38 tỷ USD năm 2019, nhưng đây vẫn có thể coi là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.

Dù đối mặt nhiều thách thức, ngành công nghiệp điện tử-một ngành có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam-đang không ngừng phát triển. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển do việc triển khai tiêm chủng vắc-xin toàn cầu và nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ. Sự kết hợp giữa sức mua, dân số và xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có triển vọng tốt ở khu vực. Trước khi đại dịch bùng phát, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện thoại di động, ti-vi, máy ảnh, thiết bị điện, cũng như lắp ráp vi mạch và vi mạch điện tử. Điều này cho thấy vai trò và vị trí vô cùng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các chuyên gia dự đoán, nhờ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các khoản đầu tư của ba nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore dự kiến sẽ tăng lên. Một phân tích của Viện kinh tế quốc tế Peterson cho thấy, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP. Từ nay đến trước năm 2030, mỗi năm thỏa thuận này sẽ bổ sung từ 2-4 tỷ USD cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Theo FocusEconomics, Việt Nam sẽ là nước ASEAN được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP, có thể do ngành xuất khẩu với những ưu thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ hội nhập mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị khu vực. 

Trong khi đó, trang Capital.com của Anh ngày 14/2 đăng bài nhận định, Việt Nam được kỳ vọng trở thành nước hưởng lợi đáng kể từ RCEP, có hiệu lực vào đầu năm 2022. Theo bài viết, báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh, các mức thuế hiệu quả của Việt Nam đối với thương mại nội khối RCEP ở mức trung bình và thấp hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó, hội nhập thương mại giữa Việt Nam và các thành viên RCEP đã ở mức cao và sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Việt Nam liên tục nhập khẩu lượng hàng hóa đáng kể từ các đối tác RCEP.

Báo cáo cũng lưu ý, RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định, tăng vốn FDI. Theo báo cáo, dòng vốn vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn và được xếp vào tốp ba nước nhận nhiều FDI nhất trong ASEAN+6 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

 
Theo Báo Nhân Dân(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự