Bắc Giang: Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 5:45:27 PM
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các Công ty TNHH Lâm nghiệp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp và đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn.
Ảnh minh họa
|
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng đất đai, diện tích rừng (kinh doanh gỗ lớn, gỗ nhỏ); đánh giá hiệu quả các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất; đánh giá hiệu quả của trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ lớn và hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp.
Tham mưu rà soát, thực hiện trình tự thủ tục chuyển diện tích rừng sản xuất tại khu vực 4 xã lòng hồ Cấm Sơn sang rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật; xây dựng đề án, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân 4 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn bảo đảm sinh kế bằng việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ có diện tích rừng trồng sản xuất thực hiện việc trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn trên diện tích rừng trồng sản xuất của đơn vị như các công ty lâm nghiệp.
Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng ở các địa phương tích cực thực hiện trồng rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường.
UBND, các huyện, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, các chủ rừng trên địa bàn tích cực thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng gỗ lớn.
Các Công ty TNHH Lâm nghiệp chủ động rà soát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị giai đoạn 2019-2021. Trong đó, quan tâm rà soát tình hình sử dụng đất đai, diện tích rừng (kinh doanh gỗ lớn, gỗ nhỏ); đánh giá hiệu quả các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất; đánh giá hiệu quả của trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ lớn và hiệu quả hoạt động của đơn vị; xây dựng kế hoạch, lộ trình trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn từ nay đến năm 2025 đạt tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn chiếm 20% diện tích rừng sản xuất của đơn vị; đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh đến năm 2025.
Tập trung rà soát diện tích đất trồng rừng năm 2022 theo kế hoạch của đơn vị; lập hồ sơ thiết kế và triển khai thực hiện trồng rừng, trong đó tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn chiếm 20%; rà soát diện tích rừng trồng (kinh doanh gỗ nhỏ) năm 2, 3, 4, lập hồ sơ thiết kế và triển khai thực hiện chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn với diện tích phù hợp.
Đối với thâm canh trồng rừng gỗ lớn, chú trọng việc nâng cao định mức đầu tư, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chất lượng giống tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ, có năng suất cao để trồng rừng bảo đảm kinh doanh có hiệu quả cao nhất.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.