Bắc Giang triển khai kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi
- Cập nhật: Thứ hai, 14/3/2022 | 10:18:27 AM
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2022.
![]() |
Ảnh minh họa.
|
Để tăng cường thực hiện các biện pháp ngăn chặn, hiệu quả trong xử lý tình trạng vi phạm và hiệu lực thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ trì xây dựng kế hoạch và xử lý các vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi. Đối với các trường hợp vi phạm phát sinh sau khi kế hoạch được ban hành thì phải tập trung xử lý dứt điểm, kiên quyết không để tồn tại và phát sinh vi phạm mới.
Giao nhiệm vụ bổ sung cho Ban chỉ đạo xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai ở huyện, thành phố phối hợp với các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL tổ chức rà soát, phân loại các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng kế hoạch cụ thể để xử lý các vi phạm bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Tổ chức kiểm tra, tuyên truyền vận động người dân tự tháo dỡ, giải tỏa công trình vi phạm; các trường hợp cố tình không thực hiện tiến hành cưỡng chế, xử lý triệt để vi phạm. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch phòng, chống tái phạm và vi phạm mới phát sinh; tổng hợp kết quả gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 10/12/2022.Thời gian thực hiện xử lý, giải tỏa đối với vi phạm liên quan, ảnh hưởng trực tiếp dòng chảy, thực hiện xong trước ngày 30/6/2022; các trường hợp còn lại, xong trước ngày 30/11/2022.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ tiếp tay hoặc làm ngơ của chính quyền đối với các hành vi vi phạm. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc để phát sinh các trường hợp vi phạm và không kiên quyết trong xử lý các trường hợp vi phạm.
Các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm, ngăn chặn, lập biên bản các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi từ khi mới phát sinh; rà soát lập danh sách các trường hợp vi phạm kiến nghị ngay với chính quyền địa phương để xử lý. Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý vi phạm theo kế hoạch đã xây dựng năm 2022 trong phạm vi quản lý.
Đối với các trường hợp vi phạm do lịch sử để lại và các trường hợp xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà địa phương đã cấp sổ đỏ, các Công ty phối hợp với UBND các huyện, thành phố phân loại và thống nhất biện pháp giải quyết. Kết thúc đợt xử lý tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch chống tái vi phạm và vi phạm mới phát sinh. Các Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.