Cảnh báo tổn thương mắt do sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/3/2022 | 7:50:07 AM

Do dịch COVID-19, người dân phải tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như học online, xem ti vi, làm việc online liên tục trên 8 tiếng/ngày... khiến mắt bị khô, rối loạn điều tiết; thậm chí là cận, loạn thị.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ than mỏi mắt, nhức đầu, nheo mắt khi nhìn xa, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh liên quan đến mắt. Ảnh: T.D
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ than mỏi mắt, nhức đầu, nheo mắt khi nhìn xa, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh liên quan đến mắt. Ảnh: T.D

Rối loạn điều tiết mắt

Do dịch bệnh COVID-19, cô con gái đang học lớp 3 của chị Nguyễn Thị Thanh (Quận 12) phải chuyển sang học online. Sau hơn một học kỳ học trực tuyến, con chị đã phải đeo cặp kính cận 2 độ. "Trước đó mắt bé bình thường, nhưng thời gian gần đây khi đi học trực tiếp trở lại, bé bảo nhìn thấy mờ và hay phải nheo mắt nên tôi đã đưa bé đi khám mới biết bé bị cận 2 độ. Do trong suốt mùa dịch, bé không được ra ngoài chơi mà chỉ xem tivi và phải học online trên điện thoại nên mắt mới bị cận”, chị Nguyễn Thị Thanh cho biết.

Chú thích ảnh

Việc tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, nếu không biết cách kiểm soát, có thể gây cận thị, khô mắt, rối loạn điều tiết

Còn chị Trần Thị Thúy (thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cũng cho biết, dạo gần đây, chị thấy cậu con trai mỗi khi ngồi viết bài mắt cứ dí sát vào vở, còn khi nhìn vào màn hình máy tính lại hay nheo mắt. "Trước khi dịch, ngoài thời gian đi học trên lớp, tôi hay cho con học mấy lớp ngoại khóa như học võ, học vẽ nên bé cũng ít sử dụng điện thoại hay xem ti vi. Nhưng thời gian dịch ở nhà, vì không biết làm gì nên vợ chồng tôi cho bé sử dụng điện thoại, máy vi tính để bé học online và để giải trí. Giờ thì tôi thấy có vẻ bé nghiện điện thoại và không thích hoạt động như trước kia nữa”, chị Trần Thị Thúy kể.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thành Luân, khoa Mắt Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp người lớn và trẻ em đi khám mắt sau dịch COVID-19, chủ yếu là bệnh khô mắt và rối loạn điều tiết. Chẳng hạn như mới đây, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi nam 7 tuổi ngụ ở TP Hồ Chí Minh vì bé thường xuyên than nhức đầu, đồng thời khi xem tivi hay nheo mắt. Các bác sĩ đã khám và chụp MRI cho bệnh nhi nhưng không tìm ra bệnh.

Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết thời gian nghỉ học dài ngày do dịch, bé thường xuyên sử dụng điện thoại để chơi game. Qua khám mắt, bác sĩ không thấy tổn thương nhưng khi đo khúc xạ phát hiện bệnh nhi bị cận 2 độ. Bệnh nhi được chẩn đoán là cận thị rối loạn điều tiết. Theo đó, đối với trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo hạn chế tối đa cho bé sử dụng thiết bị điện tử, trừ việc học và đo độ khúc xạ lại sau mỗi 3 tháng.

Tương tự, một bệnh nhân nữ 25 tuổi đến bệnh viện khám vì mắt thường xuyên mỏi và nhức. Qua khai thác, bệnh nhân này làm việc văn phòng. Trong mùa dịch, bệnh nhân này phải làm việc online tại nhà, thường xuyên sử dụng máy tính trên 8 giờ/ngày. Qua thăm khám, 2 mắt của nữ bệnh nhân thấy có hiện tượng viêm giác mạc chấm nông do khô mắt. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị viêm giác mạc chấm nông, khô mắt, rối loạn điều tiết phải điều trị bằng nước mắt nhân tạo và được hướng dẫn vệ sinh thị giác.

Khi nào cần đi khám mắt?

Bác sĩ Nguyễn An Pháp, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 3 cho biết, việc sử dụng máy tính, điện thoại nhiều nhất là những người làm công việc văn phòng và phải tiếp xúc với màn hình máy tính ít nhất 8 tiếng mỗi ngày; trẻ em nhìn chằm chằm vào máy tính bảng hoặc sử dụng máy tính trong ngày ở trường là những đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng thị giác màn hình. Đây là bệnh lý về mắt nghiêm trọng.

 

"Hội chứng thị giác máy tính xảy ra vì nhu cầu thị giác của công việc vượt quá khả năng thị giác của cá nhân người thực hiện chúng. Nguy cơ bị thị giác máy tính lớn nhất là những người sử dụng máy tính hai hoặc nhiều giờ liên tục mỗi ngày”, bác sĩ Nguyễn An Pháp cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn An Pháp, nhiều người chỉ bị thị giác máy tính tạm thời và triệu chứng sẽ giảm sau khi ngừng sử dụng máy tính. Tuy nhiên, một số người có thể tiếp tục bị thị giác máy tính như nhìn xa bị mờ, ngay cả sau khi ngừng làm việc máy tính. Nếu không được giải quyết các nguyên nhân của thị giác máy tính, các triệu chứng sẽ tiếp tục tái diễn và có thể tồi tệ hơn nếu tiếp tục sử dụng máy tính trong tương lai.

"Hội chứng thị giác màn hình nếu để lâu không khắc phục mắt sẽ có nguy cơ biến chuyển thành các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hãy chủ động bảo vệ mắt đúng cách để đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe tinh anh”, bác sĩ Nguyễn An Pháp nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Thành Luân cho biết, khi thấy có hiện tượng như nheo mắt, nhức đầu, mờ mắt thì cần phải đi đến ngay các cơ sở y tế khám mắt. Để khắc phục và phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình cần giảm thời gian ngồi trước máy tính, nguyên tắc 20-20-20 (20 phút làm việc với máy tính – nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây. Chỉnh độ sáng màn hình không quá sáng, không quá tối. Tránh nguồn sáng gần đó chiếu vào màn hình gây hiệu ứng lóa, nếu cần nguồn sáng phụ thì nên chiếu từ phía trên và từ sau màn hình. Khoảng cách từ mắt đến màn hình 1,5 lần khoảng cách đường chéo của màn hình; góc màn hình nên thấp hơn tầm mắt 15-20 độ.

"Hạn chế sử dụng điện thoại cho trẻ học online do màn hình quá nhỏ; tổng thời gian dùng máy tính nên dưới 7 giờ/ngày; sử dụng nước mắt nhân tạo và nhớ chớp mắt khi đang dùng máy tính; ăn nhiều rau củ quả màu đỏ, cam, vàng, các loại hải sản, cá...”, bác sĩ Nguyễn Thành Luân khuyến cáo thêm.

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự