Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/3/2022 | 10:32:17 AM

Ngày 24/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội nghị đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số năm 2022”.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Hiện tại, Việt Nam có khoảng 785.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước và đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp sụt giảm trên 50% doanh thu, khoảng 24% doanh nghiệp nhỏ và vừa tạm ngừng hoạt động, không có thị trường. Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã giảm 15%.

Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chuyển đổi số, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, ngày 26/3/2021, Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. Chương trình đã xây dựng Cổng Smedx.vn để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối được với 23 nền tảng số "Make in Việt Nam”. Đồng thời, thông tin về các phương thức chuyển đổi số hiệu quả, phù hợp cũng thường xuyên được cập nhật trên Cổng Smedx.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, nền tảng số là giải pháp đột phá để Việt Nam phổ biến công nghệ số trở thành một dịch vụ và người dùng sử dụng bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Vì thế, giống như điện, nước, khi công nghệ số trở thành một trong những yếu tố đầu vào cho sản xuất thì lúc đó Việt Nam sẽ chuyển đổi số thành công. Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phấn đấu cùng các địa phương vào cuộc triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; đồng thời hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai.

Đến cuối năm 2021 đã có hơn 220.000 lượt truy cập thông tin trên Cổng Smedx.vn và khoảng 37.000 doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin hữu ích về chuyển đổi số. Khảo sát về nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 47% doanh nghiệp nhỏ và vừa coi chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết, song vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa các nền tảng công nghệ theo từng lĩnh vực, như quản trị doanh nghiệp, nghiệp vụ, an toàn, an ninh mạng… Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, dựa trên những nền tảng số.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) ký kết Biên bản thỏa thuận với các doanh nghiệp nền tảng. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, điểm mới của SMEdx năm 2022 chính là bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nhiệp (DBI). Bộ công cụ này sẽ được áp dụng triển khai đánh giá 3 nhóm doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn; tập đoàn và các tổng công ty.

 

Bộ chỉ số này có 6 trụ cột, gồm trải nghiệm số cho khách hàng, chiến lược, hạ tầng và công nghệ số, vận hành, chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, dữ liệu và tài sản thông tin. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần và trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí. Đây được coi là bộ công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên cả nước. Doanh nghiệp có thể chủ động dựa vào hiện trạng, đối chiếu với các tiêu chí trong bộ chỉ số này, từ đó xác định tình hình chuyển đổi số nội tại.

Năm 2022, Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số dự kiến sẽ có thêm 30 nền tảng số "Make in Việt Nam" tham gia. Trên Cổng Smedx.vn sẽ có thêm 150.000 người tiếp cận Chương trình này, khoảng 200.000 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được tin nhắn khuyến khích chuyển đổi số, 15.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn đánh giá, xác định mức độ chuyển đổi số.

Đặc biệt, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn, hình thành mạng lưới tư vấn số và mạng lưới công nghệ số cộng đồng cấp xã, để có thể tư vấn chuyển đổi số ngay tại địa phương.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách. Cụ thể, theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 50% nếu thuê, mua các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận, công bố.

TheoTTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự