Hai địa phương của Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy thông quan hàng hóa
- Cập nhật: Thứ hai, 25/4/2022 | 9:40:21 AM
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và chính quyền thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc thống nhất dự kiến từ ngày 26/4, khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2.
Quang cảnh buổi hội đàm phía thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: TTXVN)
|
Chiều 24/4, Ủy ban Nhân dân thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và chính quyền thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã tổ chức hội đàm trực tuyến thảo luận, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy việc thông quan hàng hóa giữa hai địa phương trong thời gian tới, gắn với thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Tại buổi hội đàm, lãnh đạo hai địa phương đã thông tin cho nhau về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong thời gian qua, thành phố Móng Cái đã tập trung quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; chủ động, chuẩn bị tốt các phương án linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh; đảm bảo giữ vững vùng xanh an toàn, nhất là trong khu vực cửa khẩu.
Bên cạnh đó, hai địa phương đã thực hiện các thỏa thuận ký kết trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 13 Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh như: Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang (Việt Nam) với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) và nội dung thống nhất tại hội đàm diễn ra vào tháng 2/2022 giữa hai địa phương.
[Bàn biện pháp sớm thông quan hàng hóa trở lại tuyến Móng Cái-Đông Hưng]
Thành phố Móng Cái đã xây dựng và triển khai thực hiện phương án kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vùng xanh an toàn, khép kín trong khu vực cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 và lối mở km 3+4 Hải Yên từ ngày 2/4 để tạo vùng đệm an toàn tuyệt đối cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Đồng thời, thành phố Móng Cái đã thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc xây dựng vùng xanh an toàn trong khu vực cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 và lối mở km 3+4 Hải Yên, sẵn sàng để triển khai trở lại hoạt động thông quan tại cửa khẩu, lối mở trên địa bàn.
Đại diện thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) cũng mong muốn thành phố Móng Cái duy trì các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, thường xuyên trao đổi, tháo gỡ những khó khăn trong việc thông quan hàng hóa giữa hai bên.
Để nâng cao hiệu suất thông quan phương tiện và hàng hóa cũng như đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu phòng, chống dịch sau khi được thông quan trở lại, hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi về công tác phòng, chống dịch; duy trì thường xuyên thông tin trao đổi tình hình thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn.
Hai bên sẽ phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu được thông quan nhanh chóng, thuận lợi nhằm thu hút hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng thích ứng của hoạt động biên mậu trong tình hình tác động của dịch COVID-19.
Bước đầu, buổi hội đàm đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hai bên thống nhất dự kiến từ ngày 26/4, khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2, trước mắt ưu tiên giải quyết xe, hàng tồn, hàng linh kiện, máy móc phục vụ sản xuất của hai bên; đối với hàng chuỗi cung ứng lạnh tạm thời chưa thông quan./.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.