IMF: Các nước châu Á phải đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/4/2022 | 3:35:06 PM

Lạm phát đình trệ là hiện tượng chỉ việc tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả hàng hóa tăng phi mã (lạm phát).

Một chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giống như phần còn lại của thế giới, các nước châu Á cũng đang chịu những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó giá cả leo thang, còn tăng trưởng bị kìm hãm.

Trong một tuyên bố, bà Anne-Marie Gulde-Wolf, quyền Giám đốc Văn phòng IMF tại châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh châu lục này đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ.

Lạm phát đình trệ là hiện tượng chỉ việc tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả hàng hóa tăng phi mã (lạm phát).

Trước đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới công bố hồi tuần trước, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của châu Á xuống còn 4,9%, do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Trong khi đó, lạm phát tại châu Á được cho là sẽ tăng 3,2% trong năm nay, cao hơn nhiều so với dự kiến đưa ra hồi tháng 1.

[Căng thẳng Nga-Ukraine gây thêm bất ổn cho nền kinh tế châu Á]

Tuy nhiên, theo bà Gulde-Wolf, châu Á vẫn là khu vực năng động nhất thế giới và là nguồn quan trọng của tăng trưởng toàn cầu.

Bên cạnh đó, quan chức IMF cho rằng việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva, đã đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu "phi mã" trên toàn thế giới, trong khi các ngân hàng trung ương phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát - vốn gây áp lực đối với những nước có mức nợ cao.

Theo quyền Giám đốc Văn phòng IMF tại châu Á-Thái Bình Dương, hiện là thời điểm khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phải giải quyết áp lực đối với tăng trưởng và đối phó với lạm phát tăng cao và "những cơn gió ngược" này có thể khiến thiệt hại từ đại dịch COVID-19 lớn hơn nữa.

Bà Gulde-Wolf cho biết triển vọng kinh tế của các nước trong châu Á không giống nhau, tùy vào mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu và mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo đó tăng trưởng kinh tế của các quốc đảo Thái Bình Dương giảm mạnh, trong khi Australia lại có thể chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ.

Do đó, các chính phủ cần phản ứng mạnh mẽ hơn, bắt đầu cứu trợ có mục tiêu đối với các gia đình nghèo, vốn bị thiệt hại nặng nề nhất do giá cả tăng cao hơn./.

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự