Rà soát hướng dẫn, hỗ trợ người dân phân loại chất thải y tế từ F0 điều trị tại nhà

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/4/2022 | 3:35:16 PM

Sáng 26/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với Bộ Y tế; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh về giải pháp, phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải lây nhiễm phát sinh từ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Khó khăn trong xử lý rác thải F0 điều trị tại nhà

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá lại việc triển khai các văn bản, hướng dẫn xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19; phương án quản lý, hỗ trợ chất thải lây nhiễm tại cộng đồng, nhất là việc tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân phân loại chất thải lây nhiễm y tế thuận lợi.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có 38 tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Tuy nhiên, lượng chất thải phát sinh tại trạm y tế xã rất ít, trong khi cơ sở y tế quy mô nhỏ, phân tán nên chi phí thu gom, vận chuyển cao. Đáng chú ý, vẫn còn 25 tỉnh, thành phố chưa ban hành kế hoạch hoặc chưa bố trí kinh phí thu gom vận chuyển, xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm, gây khó khăn, lúng túng cho các cơ sở y tế trong việc tìm đơn vị để chuyển chất thải đưa đi xử lý.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, trong bối cảnh dịch bùng phát tại Thành phố, lượng chất thải y tế cần xử lý tăng từ mức 40 tấn/ngày lên đến đỉnh điểm gần 150 tấn/ngày. Các cơ sở xử lý chất thải y tế gặp áp lực rất lớn để thu gom, xử lý rác phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung… Do đó, vấn đề lớn nhất của Thành phố trong đợt dịch vừa qua là xử lý rác thải y tế từ các F0 điều trị tại nhà. Y tế cơ sở đã hướng dẫn kỹ cho người dân phân loại, tuy nhiên, các đơn vị thu gom dân lập lại "trộn chung với rác sinh hoạt".

Tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Mai Quang Thái cho biết, thành phố có 2 cơ sở xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm tập trung với tổng công suất 31 tấn/ngày, đang vận hành ở mức 11-12 tấn/ngày. Đối với thu gom chất thải lây nhiễm tại gia đình có người mắc COVID-19, thành phố giao cho các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án hướng dẫn người dân phân loại chất thải y tế, nhân viên thu gom, vận chuyển…

Bổ sung phương án xử lý chất thải lây nhiễm tại nhà

Tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ông Nguyễn Thượng Hiền thông tin thêm, toàn quốc hiện có hơn 80 cơ sở xử lý chất thải có chức năng xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm. Bên cạnh đó là hệ thống các cơ sở xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế đủ năng lực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm liên quan đến COVID-19. Song, việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế, chất thải lây nhiễm của F0 điều trị tại nhà không được giám sát đầy đủ do thiếu nhân lực, phương tiện thu gom. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, thực tế, quá trình chống dịch đã xuất hiện tình trạng quá tải chất thải y tế, chất thải lây nhiễm tại nhiều cơ sở thu dung, cách ly, điều trị người mắc COVID-19, do không được đưa đi xử lý. Hiện có khoảng 87% ca mắc COVID-19 được điều trị tại nhà, nơi lưu trú, khiến phát sinh lượng lớn chất thải lây nhiễm, nhưng việc thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế. Thậm chí, nhiều gia đình chưa phân biệt, phân loại chất thải này với chất thải sinh hoạt.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng, cần rà soát lại các hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ người dân phân loại chất thải lây nhiễm; bổ sung phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm tại nhà, đồng thời có phương án kiểm tra, giám sát để không phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo về xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm. Qua thực tế phòng, chống dịch, nhiều kinh nghiệm, bài học đã được rút ra trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát, đánh giá lại các văn bản, hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải y tế, chất thải lây nhiễm; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, nhất là điều kiện thực hiện. "Chúng ta phải sẵn sàng tình huống có dịch bệnh mới trong tương lai, hoặc khả năng xuất hiện các đợt dịch mới. Do đó, các biện pháp y tế, trong đó có xử lý rác thải phải làm tốt hơn trước", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự