Bảo đảm chất lượng sản phẩm, an toàn phòng dịch khi xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 5:04:27 PM

Sáng 9/5, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc trực tuyến với đồng chí Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Công sứ, phụ trách Kinh tế -Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội về việc chuẩn bị xuất khẩu vải thiều. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, cơ quan liên quan của tỉnh.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Tại buổi làm việc, đồng chí Phan Thế Tuấn thông tin tóm tắt kết quả sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2021 của tỉnh. Năm qua, tỉnh Bắc Giang đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là sự giúp đỡ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trong công tác tiêu thụ vải thiều.

Sản lượng vải thiều toàn tỉnh tiêu thụ đạt 216 nghìn tấn. Trong đó, tiêu thụ nội địa 126 nghìn tấn, xuất khẩu 90 nghìn tấn. Riêng vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc đạt khoảng 85 nghìn tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ năm ngoái toàn tỉnh đạt hơn 6.800 tỷ đồng.

Năm nay, thời tiết diễn biến thuận lợi, sản lượng vải ước đạt 180 nghìn tấn; dự báo chất lượng quả vải ngon nhất từ trước tới nay. Thời gian thu hoạch dự kiến từ ngày 20/5 đến 20/7.

Tỉnh tiếp tục quan tâm, phát triển, mở rộng thị trường nội địa. Đối với thị trường xuất khẩu, tỉnh tập trung chỉ đạo các vùng trồng vải sản xuất bảo đảm chất lượng tốt nhất và an toàn. Đặc biệt, tỉnh quan tâm chỉ đạo sản xuất đối với 149 mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, sản lượng khoảng 95 nghìn tấn.

Bắc Giang tiếp tục duy trì 300 cơ sở đóng gói phục vụ đủ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường nước này. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn, thương nhân tham gia xuất khẩu tuân thủ, đáp ứng yêu cầu của Hải quan Trung Quốc.

Đồng chí Hồ Tỏa Cầm (bên trái màn hình) phát biểu tại hội nghị trực tuyến.

Đồng chí Hồ Tỏa Cầm (bên trái màn hình) phát biểu tại hội nghị trực tuyến.

Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, đồng chí Phan Thế Tuấn cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Đại sứ quán Trung Quốc và đồng chí Hồ Tỏa Cẩm trong thời gian qua. Đồng chí mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ xúc tiến và xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc. Đề nghị đồng chí Hồ Tỏa Cầm có ý kiến với chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam; Sở Thương mại và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp với tỉnh Bắc Giang tổ chức các điểm cầu trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều vào ngày 25/5.

Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ mở luồng xanh ưu tiên xuất khẩu vải thiều, mỗi ngày từ 300-500 xe qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn; mở thêm 2 cửa khẩu phụ Chi Ma, Cổng Trắng (Lạng Sơn); kéo dài thời gian làm việc hằng ngày tại cửa khẩu đến 21 giờ (giờ Trung Quốc). Ngoài ra, Trung Quốc xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện cho thương nhân được xuất cảnh, đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, đàm phán thu mua vải thiều.

Đồng chí Hồ Tỏa Cẩm cho biết, năm nay, Trung Quốc tiếp tục siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19, song Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Bắc Giang xuất khẩu vải thiều sang thị trường nước này. Đồng chí đề nghị tỉnh Bắc Giang tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch. Xe chở vải phải được phun khử khuẩn, lái xe được xét nghiệm Covid-19 theo phương pháp PCR. Để hoạt động tiêu thụ vải thiều thuận lợi, Trung Quốc sẽ chuẩn bị bãi đỗ cho các xe chở vải của Bắc Giang...

Trước những yêu cầu từ phía Trung Quốc, đồng chí Phan Thế Tuấn nhấn mạnh, tỉnh Bắc Giang sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn các nhà vườn chăm sóc vải bảo đảm an toàn; làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 từ khâu sản xuất, thu hái đến khâu bốc xếp hàng hóa, vận chuyển đi tiêu thụ. Các cá nhân trước khi vận chuyển vải thiều xuất khẩu đều được xét nghiệm Covid-19 theo phương pháp PCR.

Tỉnh thành lập tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn, kịp thời hỗ trợ thương nhân tiêu thụ vải thiều; sẽ phát động 100 ngày tập trung cao cho hoạt động tiêu thụ vải thiều.

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự