Đô thị hóa là tất yếu, khách quan, là động lực phát triển quan trọng

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/5/2022 | 4:48:32 PM

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị tập trung hoàn thiện pháp luật; ban hành cơ chế, chính sách có tính đột phá cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Sáng 18/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết 06-NQ/TW) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; đại diện các ban, bộ, ngành; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết từ trước đến nay, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển đô thị.Vì vậy, để Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, đường lối về đô thị hóa và phát triển đô thị nêu tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đồng thời làm cơ sở hoàn thiện thể chế và ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đến năm 2030; trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Ban Kinh tế Trung ương năm 2020, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa nội dung này vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị năm 2021.

Bộ Chính trị phân công Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề án đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Ban Kinh tế Trung ương, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã xây dựng và hoàn thiện Đề án, dự thảo Nghị quyết trình Bộ Chính trị và được thống nhất ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW vào ngày 24/1/2022.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định việc Thường trực Ban Bí thư triệu tập Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

Trong bối cảnh mới như hiện nay, Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.

[Việt Nam tăng cường quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững]

Thông báo những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 06-NQ/TW, ông Trần Tuấn Anh cho biết: Nghị quyết 06-NQ/TW cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể như tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9-2,3%. Số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950-1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000-1.200 đô thị.

Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030.Cùng với đó, đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á.

Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Đó là việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương đã tham luận nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đóng góp vào công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam trong tương lai như việc triển khai xây dựng Chương trình hành động thực hiện hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị; nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm kết hợp đồng bộ, hài hòa giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW; Nhiệm vụ và giải pháp phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW; nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hạ tầng số và bảo đảm gắn kết đồng bộ giữa quá trình chuyển đổi số của địa phương với công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TW…

Do thi hoa la tat yeu, khach quan, la dong luc phat trien quan trong hinh anh 2Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã nêu một số ý kiến có tính gợi mở để nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu, quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu sắc nội dung Nghị quyết quan trọng này; phải thấy rằng quá trình đô thị hóa là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Đồng thời, sớm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với lộ trình và phân công cụ thể; bổ sung, cụ thể hóa các tiêu chí, các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.

"Nghị quyết có đúng, có trúng hay cỡ nào đi nữa mà chúng ta chỉ đạo thực hiện không quyết liệt thì không có kết quả, khắc phục tối đa tình trạng khoảng 10 năm sau tổng kết, đánh giá lại, chúng ta lại nói là Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị rất hay, rất đúng" - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo Thường trực Ban Bí thư, việc đổi mới tư duy lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị là rất quan trọng, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển. "Trong một thời gian ngắn chúng ta có thể xây dựng được một thành phố với cơ sở vật chất rất hiện đại nhưng để làm chuyển biến tư duy, nhận thức của con người, vốn quen sống ở nông thôn phù hợp với lối sống đô thị là quá trình lâu dài, vì thế phải kết hợp tổng hợp nhiều biện pháp” - Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ.

Do thi hoa la tat yeu, khach quan, la dong luc phat trien quan trong hinh anh 3Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Một vấn đề nữa được Thường trực Ban Bí thư đề nghị là cần tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật; ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh và hiệu quả.

Để việc quản lý đô thị được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, cần thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị gắn với đề cao trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương, phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị. Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu Ban Cán sự đảng Chính phủ sớm ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết. Chương trình hành động phải đảm bảo sát các nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng địa phương, từng vùng, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch về phát triển đô thị quốc gia, chương trình quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các chiến lược, đề án, chương trình trọng điểm khác liên quan đến phát triển đô thị; xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phê duyệt các quy hoạch phù hợp với tinh thần của Nghị quyết, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong nghị quyết; khẩn trương chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền có liên quan đến đô thị hóa và phát triển đô thị.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng bày tỏ tin tưởng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và đồng lòng của người dân, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra./.

 TheoTTXVN (NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự