Nhiều rào cản với ngành sản xuất sữa công thức cho trẻ em tại Mỹ
- Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2022 | 5:37:25 PM
Theo các chuyên gia, quy trình để đưa một sản phẩm sữa công thức cho trẻ em lên kệ cực kỳ nghiêm ngặt, tiêu tốn nhiều thời gian lẫn vốn đầu tư; cần ít nhất 3-5 năm để đưa tung sản phẩm ra thị trường.
Mỹ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm sữa bột. (Nguồn: Reuters)
|
Những chuyên gia trong ngành từ lâu đã lo sợ về tình huống các bậc cha mẹ Mỹ "tuyệt vọng" tìm kiếm nguồn cung sữa công thức cho trẻ sơ sinh do thiếu hụt trên toàn quốc.
Tình trạng thiếu hụt sữa công thức đã cho thấy một ngành công nghiệp không linh hoạt khi chỉ vài doanh nghiệp sở hữu phần lớn hoạt động sản xuất sữa công thức tại Mỹ.
Sau khi một nhà máy của Abbott Nutrition tại Sturgis, Michigan, đột ngột ngừng hoạt động, vào tháng Hai do phát hiện nhiễm khuẩn, tính đến tháng Năm, các cửa hàng báo cáo có tới 40% sản phẩm sữa công thức đã hết hàng do những nút thắt trong chuỗi cung ứng và việc thu hồi sản phẩm sữa công thức.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Abbott, Reckett Benkiser và Nestle sản xuất năm nhãn hiệu sữa công thức hàng đầu của Mỹ gồm Enfamil, Similac, Gerber, PediaSure và Isomil. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các công ty mới vẫn chưa đột phá trong một ngành quan trọng như vậy?
[Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu]
Giới chuyên gia cho biết các doanh nghiệp mới gặp rất nhiều rào cản để có gia nhập vào thị trường sữa bột cho trẻ. Ron Belldegrun và Mia Funt, hai nhà đồng sáng lập ByHeart, một thương hiệu sữa công thức sử dụng sữa bò hữu cơ, cho hay họ đã dành hơn 5 năm để cố gắng đạt được bước tiến trên thị trường sữa công thức.
Theo thống kê, ByHeart là nhà sản xuất sữa công thức mới đầu tiên trong hơn 15 năm được đăng ký với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Ông Belldegrun cho biết sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh là thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ nhất trên thế giới.
Shazi Visram, người đã cho thành lập công ty thực phẩm cho trẻ em Happy Family Organics vào năm 2003 lưu ý quy trình để đưa một sản phẩm lên kệ cực kỳ nghiêm ngặt, tiêu tốn nhiều thời gian lẫn vốn đầu tư. Cần ít nhất 3-5 năm để đưa tung sản phẩm ra thị trường từ việc phát triển công thức, đến phát triển chuỗi cung ứng, sau đó là thử nghiệm lâm sàng, xin cấp phép từ FDA và cuối cùng là sản xuất.
Doanh nhân kiêm nhà khoa học Laura Katz, người đã thiết lập công ty khởi nghiệp sữa công thức Helaina vào năm 2019, nhấn mạnh sữa bột trẻ em là một sản phẩm rất nhạy cảm và quan trọng và đó là lý do tại sao việc thiết lập độ an toàn của sản phẩm này thông qua thử nghiệm lâm sàng đòi hỏi một hành trình dài như vậy./.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.