Bắc Giang nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/6/2022 | 8:37:37 AM

“Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong thời gian tới” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích cho biết.

Chăm sóc vườn rau trong nhà màng tại Hợp tác xã Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Organic (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Chăm sóc vườn rau trong nhà màng tại Hợp tác xã Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Organic (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, bền vững. Tỉnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Tỉnh tập trung vào các sản phẩm chủ lực và sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phấn đấu đến năm 2030, sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh thuộc nhóm tiên tiến đứng đầu toàn quốc.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Bắc Giang phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết đạt 20%; giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 20%.

Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển 7 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, gồm: Cây ăn quả; cây lúa; cây rau mầu; con lợn, con gà; con cá; cây lấy gỗ. Bên cạnh đó, tỉnh lựa chọn vùng sản xuất, mở rộng quy mô để phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm gắn với xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với nhóm sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của địa phương, phấn đấu mỗi huyện có từ 2-3 sản phẩm tiềm năng có thế mạnh của địa phương như: Chè, cây dược liệu, dê, mỳ Chũ, sâm Nam, cây con đặc sản…

Chăm sóc vườn rau trong nhà màng tại Hợp tác xã Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Organic (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN.

Chăm sóc vườn rau trong nhà màng tại Hợp tác xã Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Organic (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN.

Để đạt mục tiêu, tỉnh Bắc Giang tập trung hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng khắc phục tình trạng dàn trải, chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang kết hợp với hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ lãi suất tín dụng, tập trung vào các sản phẩm chủ lực và địa bàn trọng điểm. Tỉnh quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp về ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao trình độ canh tác, quản trị kinh doanh để sản xuất an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững.

Cùng với đó, Bắc Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp. Tỉnh tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, phấn đấu giá trị 7 sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng bình quân 5%/năm; nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Tỉnh xây dựng mã QRcode, tiêu thụ nông sản qua nền tảng online, sàn thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ giới hóa trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của chuỗi giá trị.

Ngoài ra, Bắc Giang đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Trong đó, quan tâm hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích đưa các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của tỉnh vào hệ thống các chuỗi siêu thị, cửa hàng phân phối, điểm dừng nghỉ tại các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh việc xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh vào thị trường Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản...

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang Dương Thanh Tùng, đến nay, nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang luôn là điểm sáng, nổi bật, đứng trong tốp đầu so với các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhiều đặc sản nổi tiếng như: Vải thiều Lục Ngạn, rau chế biến, mỳ Chũ, rượu Làng Vân, bánh đa Kế, gà đồi Yên Thế… được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước biết đến tin tưởng dùng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2016 đến nay đạt 2,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2021 đạt 135 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh năm 2021 đạt 21.668 tỷ đồng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô từ vài chục ha đến vài chục nghìn ha với một số loại cây trồng chủ lực như lúa chất lượng, rau chế biến, rau an toàn, vải thiều, cam, bưởi… Toàn tỉnh triển khai xây dựng 304 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với cây rau và cây hoa, với tổng diện tích diện tích nhà lưới, nhà màng trên 540.000 m2…

Theo TTXVN(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự