Khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm vi phạm về đất đai

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/6/2022 | 4:48:28 PM

Ngày 9/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị kiểm điểm tiến độ thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 11/6/2020 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy và Kết luận số 120-KL/TU ngày 8/8/2021 của BTV Tỉnh uỷ về tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) các huyện, TP.

Theo Sở TN&MT, qua rà soát, thống kê trên địa bàn tỉnh có 71.842 trường hợp vi phạm về đất đai với tổng diện tích 9.494 ha.

Các huyện có số trường hợp vi phạm nhiều như: Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hòa. Lỗi vi phạm được phân theo nhóm: Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp, đào ao, hồ nuôi trồng thủy sản; chuyển đất rừng sang mục đích trồng cây hằng năm hoặc đất phi nông nghiệp; chuyển đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở; chuyển đất vườn sang đất ở; chuyển đất lúa, đất trồng cây hằng năm sang đất vườn; chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh không phải đất thương mại dịch vụ sang đất kinh doanh thương mại dịch vụ.

Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT báo cáo kết quả xử lý vi phạm về đất đai.

Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT báo cáo kết quả xử lý vi phạm về đất đai.

Sau khi Chỉ thị số 19 ban hành, trong tỉnh phát sinh 444 trường hợp vi phạm về đất đai với các hành vi: Tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm. Các huyện có trường hợp vi phạm nhiều: Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lục Nam, Lục Ngạn. Đến nay, các địa phương đã xử lý được 373 trường hợp vi phạm, đạt 84% số trường hợp phải xử lý, còn 71 trường hợp đang xem xét, giải quyết.

Đối với vi phạm xảy ra trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 19, các huyện, TP lập biên bản vi phạm hành chính 8.721 trường hợp, bằng 12,2% tổng số trường hợp vi phạm. Trong đó đã ban hành quyết định xử phạt 5.853 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt 8,83 tỷ đồng; ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả vi phạm đối với 4.186 trường hợp; khắc phục hậu quả, tháo dỡ trả lại mặt bằng 3.859 trường hợp.

Thảo luận tại hội nghị, một số ý kiến cho rằng, qua kiểm tra, nhiều trường hợp vi phạm sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 19, UBND một số huyện báo cáo đã xử lý dứt điểm song khi Tổ công tác của tỉnh kiểm tra đã phát hiện chưa xử lý xong, chưa khắc phục hậu quả trả lại hiện trạng ban đầu.

Đồng chí Lê Ô Pích trao đổi về một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai.

Đồng chí Lê Ô Pích trao đổi về một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai.

Kết quả xử lý các vi phạm xảy ra trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 19 tại các huyện, TP còn chậm. Có địa phương chưa thực sự coi trọng công tác quản lý đất đai, để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm sau ngày ban hành Chỉ thị, thậm chí là sau ngày ban hành Kết luận 120 như: Hiệp Hòa, Lục Ngạn.

Công tác thống kê, rà soát các trường hợp vi phạm còn chưa chính xác ở hầu hết các địa phương. Còn cá nhân vi phạm đất đai chưa được thống kê như ở xã: Mai Đình (Hiệp Hòa), Vân Trung ( Việt Yên)... Có địa phương mới xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hộ gia đình xây dựng công trình vi phạm nhưng chưa yêu cầu tháo dỡ.

Công tác lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính còn sai sót, lúng túng. Nhiều trường hợp vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở sau ngày 1/7/2014 nhưng UBND cấp xã không xử lý cương quyết, dứt điểm ngay từ đầu.

Nhiều đại biểu đề nghị tỉnh rà soát, xem xét đánh giá lại các trường hợp vi phạm về đất đai theo từng nhóm cụ thể để có biện pháp xử lý phù hợp. Các địa phương phải thiết lập hồ sơ cưỡng chế vi phạm chặt chẽ, đúng quy định.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Ánh Dương nhấn mạnh: Việc giải quyết vi phạm về đất đai theo Chỉ thị số 19 là chủ trương đúng đắn. Đây cũng là thời cơ để các địa phương tập trung cao xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai.

Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn chậm, chưa bảo đảm yêu cầu đề ra. Đồng chí chỉ rõ nguyên nhân chính khiến kết quả xử lý vi phạm đất đai còn thấp là do lực lượng tham mưu ở cấp huyện, cấp xã còn yếu trong công tác giải quyết, đề xuất phương án xử lý vi phạm. Người đứng đầu các địa phương thiếu quyết tâm trong việc thực hiện Chỉ thị số 19.

Đồng chí Lê Ánh Dương kết luận hội nghị.

Đồng chí Lê Ánh Dương kết luận hội nghị.

Trước thực tế trên, đồng chí đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, thống kê lại các trường hợp vi phạm đất đai theo từng thời điểm, trong đó tách riêng các nhóm vi phạm nhiều. Trên cơ sở đó, tỉnh giao cho Sở TN&MT hướng dẫn các huyện, TP có phương án xử lý, quản lý theo đúng quy định. Việc rà soát lại các trường hợp vi phạm xong trong tháng 7 năm nay. Các ngành liên quan của tỉnh kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong xử lý vi phạm về đất đai cho các địa phương.

Đồng chí yêu cầu các huyện, TP khẩn trương khắc phục vi phạm đối với các trường hợp phát sinh sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 19, hoàn thành xong trước ngày 30/6 năm nay; xử lý các trường hợp vi phạm phát sinh sau ngày 1/7/2014 xong trước 31/12 năm nay. Các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, thành lập các tổ phản ứng nhanh theo cụm địa bàn liên xã nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm mới.

Đối với 71 trường hợp vi phạm đất đai sau thời điểm ban hành Chỉ thị số 19 còn lại chưa được xử lý ở các huyện, TP, đồng chí yêu cầu Tổ công tác của tỉnh rà soát, hướng dẫn phương án xử lý đối với từng trường hợp.

UBND các huyện, TP thường xuyên nắm bắt tình hình và cho ý kiến chỉ đạo tổ chức thực hiện; chỉ đạo, quán triệt các cấp ủy, chính quyền cơ sở thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm mới phát sinh.

Tỉnh sẽ xem xét, quy trách nhiệm cho Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND các huyện, TP phụ trách lĩnh vực này và Trưởng Phòng TNMT nếu để vi phạm về đất đai tiếp tục phát sinh mới, không có biện pháp xử lý. Tỉnh xác định việc xử lý vi phạm đất đai là nhiệm vụ trọng tâm; tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện với các địa phương hằng tháng. Các huyện, TP cần quy rõ trách nhiệm cho UBND cấp xã trong công tác quản lý đất đai…

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Các đại biểu tham quan mô hình Trung tâm Logistics Quốc tế TP Bắc Giang.

Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (bên trái) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của chính mình.

Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp chiều 14/11.

Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu cùng đoàn công tác thăm vùng sâm Nam núi Dành (Tân Yên).

Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự