Giá xăng lập kỷ lục mới, vượt mốc 32.000 đồng/lít
- Cập nhật: Thứ hai, 13/6/2022 | 4:19:14 PM
Từ 15h hôm nay (13/6), mỗi lít xăng tăng 800-880 đồng trong khi dầu tăng hơn 2.000 đồng và thiết lập mức cao nhất từ trước đến nay. Giá xăng lập kỷ lục mới, hơn 32.000 đồng/lít. Tính từ đầu năm tới nay, trong tổng số 14 kỳ điều hành giá có 11 lần giá xăng tăng, 3 lần giảm.
Mua bán xăng dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
|
Cụ thể, xăng E5RON92 không cao hơn 31.117 đồng/lít (tăng 882 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Xăng RON95-III không cao hơn 32.375 đồng/lít (tăng 797 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).
Các loại dầu cũng điều chỉnh giá, dầu diezen 0.05S không cao hơn 29.020 đồng/lít (tăng 2.626 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 27.839 đồng/lít (tăng 2.493 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), riêng dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.357 đồng/kg (giảm 544 đồng/kg so với giá bán hiện hành).
Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá vừa qua tiếp tục có biến động mạnh. Nhu cầu xăng dầu được kỳ vọng tăng thêm khi các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các nước trên thế giới tiếp tục hồi phục sau dịch bệnh, đặc biệt là sau khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Trong khi đó, nguồn cung cho thị trường bị cản trở bởi việc thống nhất trong liên minh Châu Âu về việc tiếp tục gia tăng trừng phạt lên mức 90% sản lượng xăng dầu từ Liên bang Nga; tồn kho dầu tại Mỹ vẫn ở mức thấp; OPEC+ gia tăng sản lượng nhưng ở mức thấp, không đủ bù đắp nguồn cung giảm từ Liên bang Nga. Giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm trong hơn 10 ngày qua đã tăng mạnh, nhất là các mặt hàng dầu diezen và dầu hỏa.
Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, trong các kỳ điều hành giá xăng dầu thời gian vừa qua, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng Quỹ BOG liên tục cho các mặt hàng xăng và dầu với mức chi từ 100-1.500 đồng/lít.
Kỳ điều hành lần này, do giá các mặt hàng xăng dầu đều có xu hướng tăng, nhất là dầu điêzen và dầu hỏa có biến động tăng mạnh, mặc dù Quỹ BOG đang ở mức khá thấp nhưng liên Bộ Công Thương – Tài chính vẫn quyết định tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ Quỹ BOG nhằm hạn chế mức tăng của giá một số mặt hàng xăng dầu. Theo đó, liên Bộ quyết định tiếp tục không trích lập Quỹ BOG và tiếp tục chi sử dụng Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, ngừng trích lập Quỹ BOG đối với dầu điêzen và dầu hỏa, chi sử dụng Quỹ BOG đối với dầu điêzen và dầu hỏa để giá xăng dầu trong nước có mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng thế giới.
Trong kỳ điều hành này, liên Bộ tiếp tục không thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, không thực hiện trích lập đối với dầu điêzen và dầu hỏa (kỳ trước trích 100 đồng/lít), tiếp tục thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu mazut ở mức 300 đồng/kg. Thực hiện chi Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diezen ở mức 400 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut không chi.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.