Bắc Giang: Tăng lợi nhuận nhờ nguồn vốn khuyến công
- Cập nhật: Thứ năm, 16/6/2022 | 2:16:46 PM
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn thiết bị sản xuất. Qua đó góp phần giúp DN, HTX hoạt động hiệu quả.
![]() |
|
Nâng cao hiệu quả kinh tế
Công ty cổ phần Kết cấu thép ASC Vina, Cụm công nghiệp Vôi - Yên Mỹ, thị trấn Vôi (Lạng Giang) thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2019. Đây là DN chuyên sản xuất kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí như: Nhà thép tiền chế, cầu trục, các sản phẩm cơ khí xây dựng, cầu đường… Quy mô sản xuất 3 nghìn tấn thành phẩm/năm.
Cán bộ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang kiểm tra hoạt động máy đính gá dầm "chữ H” tại Công ty cổ phần kết cấu thép ASC Vina. |
Thời điểm mới thành lập, Công ty chỉ có một dây chuyền sản xuất với một máy đính gá dầm "chữ H” kết cấu thép tự động nên năng suất thấp, DN không thể nhận thêm các đơn hàng vì không bảo đảm tiến độ. Vì thế DN phải đầu tư thêm một máy đính gá dầm "chữ H” tự động mới (Model: BZJ2000Plus, xuất xứ Việt Nam), trị giá khoảng 680 triệu đồng.
Tuy nhiên, do mới đi vào hoạt động chưa lâu lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên DN rất cần nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước. Sau khi lập đề án "Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất cơ khí” và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tháng 5/2022, Công ty được hỗ trợ 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Khuyến công của tỉnh để mua sắm máy đính gá dầm "chữ H” tự động.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, nhờ có dây chuyền mới, năng suất của nhà máy đã đạt 500 tấn sản phẩm/tháng, tăng gấp đôi so với trước. "Khi chưa có máy đính gá dầm "chữ H” tự động, chúng tôi sử dụng 10 công nhân, nay chỉ cần 2 người cho khâu này”, ông Hùng nói. Dự kiến sau một năm sản xuất, kinh doanh ổn định, với hỗ trợ từ Quỹ Khuyến công, doanh thu của Công ty đạt 20 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế 4 tỷ đồng, tạo thêm việc làm ổn định cho 50 lao động với mức thu nhập bình quân từ 9-12 triệu đồng/người/tháng.
Tương tự, tháng 2 năm nay, HTX Dịch vụ và Chế biến nông lâm sản xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) được tỉnh hỗ trợ 250 triệu đồng (thông qua đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến lâm sản) để mua sắm, lắp đặt 1 nồi hơi sấy gỗ công nghiệp. Anh Trần Đăng Phương, Phó Giám đốc HTX cho biết, do có nồi hơi sấy gỗ, HTX đã nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm nhân công.
Anh Phương chia sẻ: "Khi chưa có lò hơi, việc sấy gỗ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, thời gian phơi mỗi mẻ gỗ từ 1 tháng cho tới cả năm. Nay có lò hơi, mỗi mẻ gỗ sấy rút xuống còn 1/10 thời gian so với trước, tạo việc làm ổn định cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng”.
Phát huy thế mạnh của tỉnh
Năm 2022, Bộ Công Thương hỗ trợ thực hiện 2 đề án khuyến công quốc gia trên địa bàn tỉnh, tổng kinh phí 2,2 tỷ đồng cho 5 đơn vị. Bao gồm: Xây dựng một mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ván ép phủ phim tại Công ty TNHH Chế biến Lâm sản Hùng Mạnh (Lục Nam).
Đưa ván gỗ thanh vào lò sấy tại HTX Dịch vụ và Chế biến nông lâm sản xã Dĩnh Trì. |
Phối hợp với Công ty cổ phần Cơ khí chính xác HT Vina (Yên Dũng), Công ty TNHH Đài Việt, Công ty TNHH Đầu tư ANZ (cùng huyện Việt Yên) và Công ty TNHH MTV Cơ nhiệt áp lực Hòa Phát (TP Bắc Giang) ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm cơ khí.
Năm nay, Quỹ Khuyến công của tỉnh hỗ trợ 3,5 tỷ đồng thực hiện 17 đề án. Kết quả, 6 tháng đầu năm Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang đã thực hiện được 15/17 đề án. Trong đó, nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật các DN, HTX đã ký hợp đồng và triển khai thực hiện 10/10 đề án.
Năm 2022, toàn tỉnh thực hiện 19 đề án khuyến công với tổng kinh phí 5,7 tỷ đồng. Trong đó có 2 đề án khuyến công quốc gia, kinh phí 2,2 tỷ đồng; 17 đề án khuyến công của tỉnh, tổng kinh phí hỗ trợ 3,5 tỷ đồng. |
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang đã phối hợp với đơn vị liên quan nghiệm thu 7/10 đề án.
Ngoài 2 đề án nêu trên còn có các đề án gồm: Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong bảo quản nông sản (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu VIFOCO, TP Bắc Giang); hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến lâm sản (Công ty cổ phần Cơ khí thương mại Hợp Tiến, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang); hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong bảo quản các sản phẩm nông sản (HTX Sản xuất thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Phì Điền, huyện Lục Ngạn).
Hiện các DN, HTX được hỗ trợ máy móc cơ bản đã đi vào hoạt động ổn định. Các đề án đang thực hiện, dự kiến nghiệm thu trong quý III năm nay.
Sau khi kiểm tra, nghiệm thu các đề án, đồng chí Nguỵ Đình Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang khẳng định: Các đề án hỗ trợ máy móc thiết bị phát triển sản xuất từ nguồn Quỹ Khuyến công của tỉnh và T.Ư đã và đang được các DN, HTX vận hành hiệu quả, góp phần phát huy thế mạnh về nhân lực, sản xuất và chế biến nông - lâm sản, sản phẩm cơ khí của tỉnh, giúp người dân có thêm việc làm, tăng nguồn thu cho các DN, HTX và ngân sách tỉnh.
Các tin khác

Từ ngày 15/4/2025, Nghị quyết số 27/2025/NQ-HĐND ngày 3/4/2025 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định mức nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; nguyên tắc, phạm vi, định mức hỗ trợ, việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hiệu lực thi hành.

Trong quý I năm nay, ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tiếp tục đà phục hồi, đạt giá trị cao so với cùng kỳ năm 2024.

Chiều 27/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính, Tổ trưởng Tổ công tác số 7 chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.