Chị Trương Thị Hương Dung vượt khó làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/6/2022 | 8:45:40 AM

Năm 2003, chị Trương Thị Hương Dung (SN 1982) quê ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) kết duyên với anh Giáp Văn Long ở thôn Hà Phú 12, xã Tam Dị (Lục Nam) và được bố mẹ chồng cho ở riêng cùng 5 sào ruộng khoán. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ gặp nhiều khó khăn do kinh tế phụ thuộc vào mấy sào ruộng nhưng vụ được, vụ mất.

Chị Trương Thị Hương Dung vệ sinh chuồng trại nuôi gà.
Chị Trương Thị Hương Dung vệ sinh chuồng trại nuôi gà.

Năm 2005, anh Long đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, đến năm 2009 khi con cứng cáp chị Dung cũng gửi con cho bố mẹ để sang Đài Loan lao động cùng chồng với hy vọng có chút vốn về quê đầu tư phát triển kinh tế. 

Năm 2013, anh chị trở về Việt Nam lập nghiệp, ban đầu hai vợ chồng chọn vào Nam làm kinh tế nhưng không hiệu quả. Năm 2017, chị Dung cùng chồng quyết định về quê xây dựng mô hình chăn nuôi gà công nghiệp. Vợ chồng chị đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng các chuồng nuôi với diện tích hơn 2.000 m2.

Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và chịu khó học tập kinh nghiệm, bởi vậy đàn gà phát triển khỏe mạnh, anh chị đã thành công và có nguồn thu lãi đáng kể ngay từ những lứa gà đầu tiên. Do gà có thời gian sinh trưởng ngắn nên trung bình mỗi năm gia đình chị nuôi từ 4-5 lứa, mỗi lứa hơn hai vạn con. 

Với mô hình này, không chỉ giải quyết việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.

Chị Dung chia sẻ: "Yếu tố cần thiết trong chăn nuôi là phải lựa chọn giống gà đạt chất lượng, nguồn giống bảo đảm, tiêm phòng dịch bệnh đúng quy trình và phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ”. Với cách làm trên, mấy năm gần đây, sau trừ chi phí, gia đình chị có nguồn thu lãi gần một tỷ đồng/năm. 

Từ mô hình, vợ chồng chị Dung không chỉ thoát nghèo mà còn nhanh chóng vươn lên làm giàu, căn nhà nhỏ được thay thế bằng ngôi nhà cao tầng khang trang, to đẹp với đầy đủ tiện nghi, các con cũng được quan tâm đầu tư cho việc học.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Dung còn tích cực động viên chị em phụ nữ ở địa phương mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình. Chị cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, gương mẫu đi đầu trong các phong trào tại địa phương.

Theo Báo Bắc Giang(NT)

Các tin khác
Doanh nghiệp sản xuất tại Khu công nghiệp Đình Trám, thị xã Việt Yên.

Tháng 5, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng tích cực. Trong đó, một số ngành sản xuất tăng cao như: Sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử, trang phục, đồ uống…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh (thứ 3 từ trái qua) cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và đại diện tuổi trẻ cả nước thực hiện nghi thức phát động Cuộc thi.

Cuộc thi trắc nghiệm tương tác trực tuyến tìm hiểu 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam chia thành 2 chặng tranh tài trong thời gian từ nay đến tháng 12/2025.

Người dân livestream tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc trưng của huyện Yên Thế.

Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, việc đưa các sản phẩm OCOP lên môi trường mạng đã trở thành một “kênh” tiêu thụ hiệu quả, giúp tăng lợi nhuận cho chủ thể.

Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã xuất hành các chuyến xe container vận chuyển vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang.

Ngày 28/5, Tập đoàn Central Retail Việt Nam bắt đầu đưa vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang vào hệ thống phân phối của Central Retail trên toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự