Những bài báo làm nổi bật vấn đề trong đời sống văn hóa hôm nay
- Cập nhật: Thứ ba, 28/6/2022 | 5:08:35 PM
Theo nhà báo Trần Hoàng Hoàng - báo Quân đội nhân dân “Việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn về đề tài văn hóa không khó bởi nhiều nhân vật tâm huyết, nghiên cứ sâu về tri thức văn hóa. Cái khó là phải lựa chọn những vấn đề gì trong đời sống văn hóa hôm nay cần nhấn mạnh”.
Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, phóng viên Báo Quân đội nhân dân chụp ảnh cùng các nữ đồng nghiệp.
|
Loạt 5 bài: "Để văn hóa xứng đáng "soi đường cho quốc dân đi” của nhóm tác giả Trần Hoàng Hoàng và đồng nghiệp tại liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân dành được giải C Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI-năm 2021 ở nội dung Tin, bài phản ánh, phỏng vấn (Báo in).
Tác phẩm đã cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, nếu bật bấn đề còn mấu chốt tồn tại của văn hóa, được dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò tính phát hiện, xây dựng của loạt bài. Hội đồng giải báo chí quốc gia đánh giá tác phẩm phản ánh kịp thời, đậm nét vấn đề, sự kiện lớn về văn hóa của đất nước.
Loại bài ra đời trước khi Hội nghị văn hóa toàn quốc tại Thủ đô Hà Nội, do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức ngày 24/11/2021. Hội nghị đặc biệt quan trọng này giúp từng cán bộ, người dân đánh giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới; từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045.
Tác giả đã phỏng vấn nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà báo đã về hưu, chuyên gia về văn hóa, lịch sử. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề phát triển văn hóa trong thời kỳ hiện nay, khẳng định văn hóa không chỉ là... "cờ, đèn, kèn, trống”, văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, nêu bật vấn đề nếu xem nhẹ văn hóa dẫn đến hệ lụy toàn diện và lâu dài.
Tác giả Trần Hoàng Hoàng và đồng nghiệp cũng khai thác ở góc độ, văn hóa đóng góp gì cho sự phát triển của đất nước? Lấy người dân là chủ thể trong công cuộc phát triển văn hóa, khẳng định cần quan tâm đầu tư phát triển văn hóa, lấy người dân làm chủ thể, văn hóa Việt Nam sẽ không tụt hậu trong cuộc "chạy đua” ảnh hưởng văn hóa toàn cầu, đồng thời tăng cường sức đề kháng trước sự xâm lăng văn hóa.
Đưa ra những giải pháp từ thực tiễn, nhóm tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia về việc tạo "sân chơi” và "luật chơi” cho văn hóa phát triển. Văn hóa nếu để tự do phát triển mà không có hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách để định hướng, kiến tạo sẽ không tránh khỏi sự lệch lạc, thiếu lành mạnh, phản văn hóa… trả lời câu hỏi làm sao để văn hóa xứng đáng "soi đường cho quốc dân đi”.
Nhóm có cuộc trao đổi với những người hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực văn hóa, đó là nhà văn Ngô Thảo, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam để ghi nhận mong muốn và kiến nghị về cơ chế, chính sách phát triển văn hóa…
Nhà báo Trần Hoàng Hoàng, báo Quân đội nhân dân chia sẻ: "Bí quyết thành công nhờ làm việc nhóm và nhờ nguồn tin riêng mà nhóm phóng viên văn hóa Báo Quân đội nhân dân nắm bắt được kế hoạch tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu quan trọng sẽ diễn ra. Chúng tôi đã thảo luận, nhất trí thực hiện loạt bài "phỏng vấn bàn tròn” nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, văn nghệ sĩ, doanh nhân…"
Theo nhà báo, Đại úy Trần Hoàng Hoàng: Việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn không khó bởi những nhân vật tâm huyết, thâm hậu tri thức văn hóa rất nhiều. Cái khó là phải lựa chọn những vấn đề gì trong đời sống văn hóa hôm nay cần nhấn mạnh. Là người viết đề cương loạt bài, tôi suy nghĩ để lập đề cương về 5 vấn đề chủ chốt: Nhận thức về vai trò của văn hóa; văn hóa với sự phát triển của đất nước; vị trí người dân trong công cuộc phát triển văn hóa; động lực để văn hóa phát triển; tính tiền phong, nêu gương, dẫn đường của văn hóa Đảng.
Ngay sau đó, nhà báo Trần Hoàng Hoàng đã soạn bộ câu hỏi với gần 30 câu cho 5 vấn đề nêu trên, gửi cho các thành viên trong nhóm nhanh chóng tiếp cận phỏng vấn nhân vật. Sau khi các thành viên trong nhóm bóc băng phỏng vấn, anh là người chấp bút thể hiện loạt bài. Làm bàn tròn phỏng vấn nghĩa là trong một bài phỏng vấn, thậm chí một câu hỏi sẽ có nhiều người trả lời, đòi hỏi việc cân nhắc, thêm bớt câu trả lời.
"Khó nhất trong 5 bài phỏng vấn là bài cuối cùng về văn hóa Đảng, bài phỏng vấn về chủ đề này mất hơn một tuần mới viết xong, những bài còn lại, mỗi bài chỉ viết trong hơn một ngày”, nhà báo Trần Hoàng Hoàng thông tin thêm.
Với tinh thần làm việc khẩn trương, ngay sau khi hoàn thiện, loạt 5 bài "Để văn hóa xứng đáng "soi đường cho quốc dân đi” đăng trên báo Quân đội nhân dân hằng ngày từ ngày 15-19/11 trước ngày khai mạc Hội nghị (24/11/2021) đã nhận được phản hồi tích cực của bạn đọc, đồng nghiệp.
Thành công ở nhiều bài viết nói về xây dựng văn hóa, xây dựng Đảng, cán bộ, nhà báo Trần Hoàng Hoàng cho rằng: Qua thực hiện loạt bài, chúng tôi thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong làm việc nhóm. Cần có thời gian chuẩn bị dài hơi hơn, có thể 2 tháng để cho mọi thứ đều được trau chuốt, có chiều sâu, khối lượng công việc được đảm bảo, có nhân vật khó tiếp cận nên cần sự chung sức của tất cả thành viên mới đạt được hiệu quả.
Các tin khác
Ngày 19/11, Sở Công Thương, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại và đầu tư Trung Quốc tại Bắc Giang. Tới dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp (DN) của tỉnh và đoàn công tác của TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Khởi nghiệp từ lúc 18 tuổi với món đặc sản thịt chua của huyện miền núi Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) khi trong tay chỉ có 4 triệu đồng, sau 13 năm thăng trầm, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã chắp bút viết nên một cuốn sách nhằm chia sẻ những vấp ngã, bài học bản thân, động viên các bạn trẻ tự tin thử sức, làm giàu chính đáng cho quê hương bằng thông điệp mạnh mẽ: "Hành động đi: Đúng có kết quả, sai có bài học".
Chiều 14/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, Bắc Giang đã đúc kết nhiều bài học quý giá, đồng thời phát triển các mô hình sáng tạo, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nông nghiệp và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để nông nghiệp phát triển bền vững cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong tái cơ cấu.